Xin chào Luật sư. Em là Như Quỳnh, là sinh viên năm hai, khoa Luật, Học viện Thanh thiếu niên. Em đang học đến phần Luật Dân sự và có câu hỏi thắc mắc về chương Thừa kế như sau: Tại sao cá nhân không thể uỷ quyền cho người khác lập di chúc? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Em cảm ơn.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Tại sao cá nhân không thể uỷ quyền cho người khác lập di chúc?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Tại sao cá nhân không thể uỷ quyền cho người khác lập di chúc?
Điều 624 BLDS năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Quy định này đã chỉ rõ, người lập di chúc luôn được pháp luật xác định chỉ có thể là cá nhân và cá nhân đó cũng phải thỏa mãn điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi khi lập di chúc.
Pháp luật quốc tế hay pháp luật Việt Nam đều xác định rõ, người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân.
Điều này được lý giải rằng “xã hội suy cho đến cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người”. Theo quan điểm này, số lượng các chủ thể có thể thay đổi, biến chuyển để phù hợp với từng loại quan hệ nhưng chủ thể duy nhất có thực là con người.
Đồng quan điểm khi nhìn nhận về vấn đề này, khi đề cập tới tổ chức nói chung và pháp nhân nói riêng, thuyết giả định (được các luật gia Tây Âu ghi nhận và người giải thích cũng như tán đồng nhất là Laurent – luật gia người Bỉ) đã chỉ ra, pháp nhân là một chủ thể giả định. Các hoạt động của pháp nhân đều thông qua cá nhân.
Đối với hoạt động lập di chúc, việc định đoạt tài sản luôn gắn liền với yếu tố ý chí của cá nhân. Điều này càng khẳng định, ý chí phải được gắn với chủ thể có thực. Còn đối với các chủ thể khác, sẽ rất khó để chúng ta có thể xác định được yếu tố ý chí chung cũng như sự thống nhất ý chí khi định đoạt tài sản chung cho người khác.
Do di chúc thể hiện ý chí của cá nhân (ý chí được gắn liền với chủ thể) nên không thể ủy quyền cho người khác lập di chúc.
Nếu ủy quyền cho người khác lập di chúc sẽ không phù hợp ở những điểm sau:
(i) việc nhân danh và vì lợi ích của cá nhân – người để lại di sản rất khó xác định trên thực tế. Bởi vì, hoạt động lập di chúc chỉ mang lại lợi ích tinh thần cho người để lại di sản. Nên chỉ bản thân cá nhân đó mới có thể hiểu được một cách rõ ràng, những lợi ích tinh thần mà mình cần hoặc mong muốn đạt được;
(ii) di chúc là loại giao dịch đặc thù, chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết đi. Do đó, khi cá nhân lập di chúc chết, việc nhân danh và vì lợi ích của họ cũng không còn ý nghĩa trên thực tế. Vì vậy, pháp luật không thừa nhận cơ chế đại diện trong hoạt động lập di chúc.
BLDS năm 2015 quy định về người lập di chúc như thế nào?
Điều 625 BLDS năm 2015 quy định về người lập di chúc như sau:
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
Theo quy định này, hai nhóm cá nhân được luật cho phép thực hiện quyền lập di chúc bao gồm:
(i) Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
(ii) Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Rõ ràng theo sự ghi nhận này, người lập di chúc và người xác lập giao dịch nói chung đã được khoanh vùng và xác định theo phạm vi khác nhau.
Sự cụ thể hoá quy định về người lập di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành được xem xét dựa trên một số khía cạnh sau:
Về độ tuổi
Quy định về độ tuổi của người lập di chúc, nội dung này phản ánh sự dẫn nhập giữa quy định về năng lực của chủ thể cá nhân và mức độ tham gia giao dịch mà pháp luật quy định.
Theo đó, người thành niên được xác định là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Về nguyên tắc, người thành niên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên được tham gia xác lập mọi giao dịch dân sự, trong đó có việc lập di chúc.
BLDS năm 2015 cũng quy định cho phép người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi thực hiện quyền lập di chúc. Thay vì chỉ cần sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ cho cá nhân từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc như các Bộ luật trước, khoản 2 Điều 625 BLDS năm 2015 quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
BLDS năm 2015 những quy định mang tính loại trừ về người xác lập giao dịch như sau: “Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”.
Với quy định này, những người rơi vào trạng thái bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người không có hoặc không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo cách quy định này, khi cá nhân thuộc các trường hợp được quy định tại các Điều 22, 23 và 24 BLDS năm 2015 tham gia vào giao dịch sẽ cần đến người đại diện hoặc sẽ bị hạn chế ở một vài loại giao dịch.
Quyền của người lập di chúc được quy định như thế nào?
Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Chỉ định người thừa kế
Trong nội dung di chúc, cá nhân có quyền tự do ý chí để quyết định ai sẽ là người được thừa kế tài sản do mình để lại sau khi chết, mà không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng…
Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là việc người lập di chúc chỉ định cụ thể người đó không được hưởng di sản, do một số nguyên nhân như mâu thuẫn cá nhân, không được sự yêu thương, tín nhiệm từ người lập di chúc…
Những người vi phạm vào những trường hợp không được nhận di sản vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
Người lập di chúc có quyền quyết định ai được hưởng di sản, mỗi người sẽ được hưởng những gì trong khối di sản của mình.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
Người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, phần di sản này không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Người lập di chúc khi để lại di sản cho người nào đó, thì họ cũng có quyền yêu cầu người này thực hiện công việc, nghĩa vụ nhất định khi nhận di sản mà mình để lại.
Khi đó, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Khi người này từ chối nhận di sản thì không phải thực hiện nghĩa được giao trong di chúc.
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. (Khoản 1 Điều 641 Bộ luật Dân sự)
Người lập di chúc có quyền chỉ định người mà mình tín nhiệm để quản lý di sản, phân chia di sản trong nội dung di chúc. (Điều 616 Bộ luật dân sự)
Có thể bạn quan tâm
- Các quy định của pháp luật về kiểm tra hải quan năm 2022
- Điều kiện thành lập hợp tác xã theo quy định của pháp luật?
- Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tại sao cá nhân không thể uỷ quyền cho người khác lập di chúc?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, tra mã số thuế cá nhân, xác minh tình trạng hôn nhân, trích lục khai tử, tra cứu thông tin quy hoạch, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Di chúc miệng (còn gọi là di ngôn) là sự thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết.
Thông thường di chúc miệng chỉ được thiết lập trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản, tức là trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng
Câu trả lời là Không. Căn cứ Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 quy định về công chứng di chúc:
“1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.”
Theo quy định trên, người lập di chúc không được ủy quyền cho người khác đi công chứng di chúc. Nếu không thể ra phòng công chứng, gia đình bạn có thể mời công chứng về trực tiếp nhà để thực hiện việc công chứng di chúc.
Người làm chứng phải đáp ứng đủ điều kiện sau đây (Điều 654 Bộ luật Dân sự):
1. Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
3. Không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.