Tài sản thừa kế có phải là tài sản chung của vợ chồng không là một câu hỏi lớn đối với các cặp vợ chồng và cũng gây ra sự lo lắng liên quan đến các hợp đồng mà họ thực hiện. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, mỗi tài sản tuỳ vào quá tình sẽ phân chi thành chung hoặc riêng, vợ và chồng có quyền khác nhau đối với tài sản này. Vậy tài sản chung là gì và tài sản riêng là gì? Vợ chồng có quyền gì đối với tài sản của họ?Tài sản thừa kế của chồng vợ có được hưởng không theo quy định? Mời quý độc giả tham khảo nội dung bài viết sau đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Tài sản riêng của vợ chồng là gì?
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng được quy định như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Điều 38 đến Điều 42) có quy định một số nội dung về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:
Thứ nhất, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của mình, nếu hai bên không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Thứ hai, về hình thức thì việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản phân chia này phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, việc chấm dứt thỏa thuận chia tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trường hợp, việc chia tài sản chung được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án thì thỏa thuận này phải được Tòa án công nhận.
Thứ tư, khi chia tài sản chung vợ chồng cần chú ý: Việc chia không được ảnh hưởng đến lợi ích một số chủ thể có liên quan; Việc phân chia không được nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ của các bên theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung
Theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề nhập tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Thứ nhất, việc nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Thứ hai, tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
Thứ ba, nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Tài sản thừa kế của chồng vợ có được hưởng không theo quy định?
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, trừ trường hợp được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng.
Đồng nghĩa, phần tài sản thừa kế được xác định là tài sản riêng của chồng nên vợ không có quyền gì đối với tài sản thừa kế đó, trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc chồng đồng ý nhập số tài sản riêng đó vào khối tài sản chung vợ chồng.
Vợ hai có được hưởng thừa kế của chồng không?
Thứ nhất, sau khi ly dị nhau việc chia tài sản diễn ra ngay, mẹ bạn đã không lấy gì để tài sản cho cha bạn thì quan hệvợ chồng giữa cha mẹ bạn đã chấm dứt, như vậy các quyền và nghĩa vụ liên quan trong quan hệ vợ chồng cũng chấm dứt, cha bạn đã có vợ mới (vì đã làm thủ tục hôn thú như bạn nói) như vậy có quan hệ vợ chồng giữa cha và dì bạn.
Nếu cha bạn qua đời mà không để lại di chúc thì phần tài sản của bố bạn sẽ được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Những người có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với tài sản của bố bạn bao gồm người vợ hợp pháp và tất cả những người con. Toàn bộ phần tài sản của bố bạn để lại sau khi mất sẽ được phân chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do vậy, người vợ của bố bạn có quyền hưởng tài sản thừa kế ngang bằng với những người con.
Mời bạn xem thêm:
- Vợ ngoại tình có được chia tài sản không?
- Mẫu giấy từ chối tài sản vợ chồng khi mua đất mới năm 2022
- Cách chứng minh tài sản duy nhất như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Hiện nay, tài sản thừa kế của chồng vợ có được hưởng không?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trích lục khai sinh, trích lục khai tử, trích lục bản án ly hôn… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đ
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Căn cứ quy định nêu trên, dù người chồng lập di chúc không cho vợ hưởng di sản thừa kể của mình thì người vợ vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thu nhập, lợi tức mà được phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình: tài sản mà bản thân được thừa kế từ bố mẹ là tài sản riêng, do vậy tài sản thừa kế sẽ được xếp là tài sản riêng.
Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14:
“2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch”.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
Đối với vụ việc chia tài sản thừa kế thì án phí chia tài sản thừa kế sẽ được xác định như sau:
Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế.
Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;