Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì bên vận chuyển và bên sử dụng dịch vụ sẽ ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ có những nội dung và lưu ý nhất định. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chuẩn, chi tiết. Hãy tham khảo và tải xuống mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dưới đây của Luật sư X nhé.
Tại sao cần có hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển?
Để bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển để ghi nhận thỏa thuận. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ là căn cứ để hai bên thực hiện quyền và yêu cầu bên còn lại thực hiện nghĩa vụ của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại sao cần có hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển qua các quy định pháp luật sau đây nhé.
Căn cứ Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:
– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
– Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Như vậy, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
Theo đó, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có hai loại là: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Cụ thể, tại Điều 146 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về 02 loại hợp đồng này như sau:
– Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
– Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
Như vậy, tùy vào loại hợp đồng sẽ được giao kết với mục đích khác nhau. Các bên sẽ lựa chọn hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phù hợp với nhu cầu của mình.
Download mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Nội dung cần có trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Để tránh xảy ra các rủi ro pháp lý dẫn đến tranh chấp thì nội dung trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần ghi nhận một cách đầy đủ và chi tiết theo thỏa thuận của các bên. Thông thường, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ tuân thủ theo các nội dung quy định trong mẫu được nhà nước ban hành. Vậy, nội dung cần có trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm những gì? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn nhé.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển được sử dụng theo mẫu chuẩn, được ban hành theo quy định. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ bao gồm đầy đủ một số thông tin:
– Đầy đủ thông tin đối với người cần vận chuyển và đơn vị cung cấp dịch vụ, bao gồm: Tên công ty, Họ Tên người bảo lãnh hàng hóa, Địa chỉ, Mã số Thuế. Nếu là cá nhân đại diện đứng tên hợp đồng, cần phải có giấy ủy quyền.
– Thông tin về kiện hàng cần vận chuyển: tên mặt hàng, chủng loại hàng, số lượng, trọng lượng.
– Địa điểm giao và nhận hàng
– Phương tiện sử dung trong vận tải đường biển: loại tàu, tải trọng, mã số tàu.
– Giá cước, phương thức và thời gian thanh toán.
– Tránh nhiệm của mỗi bên.
– Điều khoản miễn trừ trách nhiệm.
– Điều khoảng bồi thường thiệt hại.
– Điều khoản chung.
– Khung thời gian giao và nhận hàng.
– Kèm một số điều khoản khác.
Như vậy, nội dung cần có trong mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm những điều khoản nêu trên.
Lưu ý khi lập mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển. Khi ký kết hợp đồng, cần xác nhận các bên có đủ điều kiện để trở thành chủ thể của hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay không.
- Về nội dung của hợp đồng: Bản chất của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chính là sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên sự thỏa thuận này không được vi phạm các điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
- Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phải được thể hiện dưới dạng văn bản để tránh rủi ro sau này.
- Khi tranh chấp xảy ra, hợp đồng vận chuyển là căn cứ trình trước cơ quan có thẩm quyền, nhằm giải quyết tranh chấp và đền bù tổn thất về hàng hóa. Vì vậy, các bên cần xem xét nội dung kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng để tránh những tranh chấp về sau.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như độ tuổi thuộc diện quá tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:
“Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.
2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.
Như vậy, các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm người thuê vận chuyển, người vận chuyển, người vận chuyển thực tế, người giao hàng và người nhận hàng.
Theo Điều 193 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng đương nhiên chấm dứt như sau:
“Điều 193. Hợp đồng đương nhiên chấm dứt
1. Hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp sau đây:
a) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;
b) Hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất;
c) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.
2. Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế; nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hóa được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế đối với số hàng hóa đó.“
Theo đó, hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 193 nêu trên.