Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì các bên tranh chấp có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên cơ quan có thẩm quyền. Để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì người yêu cầu cần nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong đó, đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai cần trình bày được các nội dung cần thiết để cơ quan có thẩm quyền dễ nắm bắt và giải quyết. Hãy tải xuống mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chuẩn tại bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Những trường hợp tranh chấp đất đai điển hình
Trên thực té, có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra và phải nhờ đến sự giải quyết của chính quyền và pháp luật. Có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra nhưng có một số trường hợp tranh chấp đất đai điển hình. Vậy, có những trường hợp tranh chấp đất đai điển hình nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ vào khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của giữa các bên trong mối quan hệ về đất đai. Hiện nay, có những trường hợp tranh chấp đất đai điển hình như sau:
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất:Tranh chấp giữa các bên trong mối quan hệ đất đai để xác định xem ai chính là người có quyền sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất.
– Tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất: Những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất.
– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Tranh chấp thường xảy ra giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước do việc sử dụng đất sai với mục đích lúc được giao, cho thuê đất.
Trong đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất là thường gặp nhất hiện nay.
Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai năm 2023
Cách viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
Để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng nắm bắt được các những yêu cầu và tình hình tranh chấp thì đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai cần được trình bày rõ ràng, chi tiết và chính xác. Do đó, khi viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai cần viết một cách trung thực, đầy đủ thông tin và đầy đủ nội dung cần thiết. Nếu bạn chưa biết viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy tham khảo hướng dẫn sau đây nhé.
– Thông tin của cơ quan có thẩm quyền giải quyết (phần Kính gửi): UBND cấp huyện nơi có đất xảy ra tranh chấp;
– Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số CMND/CCCD của người làm đơn…;
– Tóm tắt sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai: Nội dung này cần ghi ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, thường lập theo thứ tự thời gian phát sinh vụ việc, cụ thể:
+ Diễn biến tranh chấp theo thời gian phát sinh sự vụ;
+ Nội dung tranh chấp giữa các bên liên quan đến đất tranh chấp;
+ Quá trình giải quyết sau khi phát sinh tranh chấp;
– Yêu cầu hòa giải/giải quyết tranh chấp đất đai:
+ Ghi yêu cầu cụ thể để UBND cấp huyện có căn cứ xem xét, hòa giải và giải quyết tranh chấp;
+ Lưu ý rằng, người làm đơn cần xác định đúng yêu cầu giải quyết tranh chấp (yêu cầu chính, trọng tâm), tránh lan man sang những yêu cầu khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện;
– Mục tài liệu kèm theo: Ghi các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến diện tích xảy ra tranh chấp,..;
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?
Để được giải quyết tranh chấp đất đai thì người sử dụng đất cần gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Do đó, khi làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai cần nắm được thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào? Để biết cơ quan nào giải quyết tranh chấp đất đai, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy, người sử dụng đất yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh hoặc Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai năm 2023
Sau khi nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Để đảm bảo quyền lại của mình thì người sử dụng đất cần nắm được thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Dưới đây là thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể tham khảo.
Theo Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh như sau:
– Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền.
– Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
– Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chuẩn 2023″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
– Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.“
Như vậy, theo quy định trên thì nhà nước khuyến khích tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở giữa các bên tranh chấp đất đai với nhau. Nếu như không hòa giải được được thì gửi đơn đến UBND xã để tiến hành hòa giải.