Đất đai luôn là một trong những vấn đề phức tạp trong xã hội, trong đó đáng nói đến là các vấn đề liên quan đến việc ký giáp ranh các nhà liền kề. Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với tài sản là nhà đất thì một trong những tài liệu quan trọng mà chủ sở hữu nhà đất cần phải cung cấp chính là biên bản ký giáp ranh với hàng xóm. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định hiện hành, Mẫu biên bản ký giáp ranh khi xây nhà là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản ký giáp ranh khi xây nhà tại đâu? Cần lưu ý những gì khi ký giáp ranh mảnh đất? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu biên bản ký giáp ranh khi xây nhà
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày…. tháng…. Năm 20….
GIẤY XÁC NHẬN GIÁP RANH THỬA ĐẤT
Hôm nay, ngày…. tháng…năm 20…, chúng tôi gồm có:
Ông/bà:…………………………………………………………………..
Đang sử dụng đất tại:
Xã/phường/thị trấn:………………………………Huyện/quận:…………………….
Thành phố/tỉnh:…………………………………………………………………
Thửa đất số:…………..…….. Tờ bản đồ số:…………………………..
Và những người sử dụng đất liền kề:
1………………………………………………………………………………………..
2………………………………………………………………………………………..
3……………………………………………………………………………………….
4……………………………………………………………………………………….
Chúng tôi lập Biên bản này để xác nhận ranh giới giữa các thửa đất và xác nhận không có tranh chấp giữa những người sử dụng đất liền kề.
Người sử dụng đất liền kề ký, ghi rõ họ tên:
1. ……………………………………………. | 2. ……………………………………………… |
3. ……………………………………………. | 4. ……………………………………………… |
NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (ký, ghi rõ họ tên) |
Trong đó:
(1) Ghi rõ họ tên của người đang sử dụng đất (viết theo thông tin tại giấy khai sinh/căn cước công dân), viết in hoa.
(2) Ghi rĩ địa chỉ của thửa đất (người sử dụng đất cần ghi địa chỉ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi có thửa đất).
(3) Ghi rõ rõ họ tên của tất cả những người sử dụng đất liền kề, giáp ranh với thửa đất cần xác nhận giáp ranh.
(4) Ký và ghi rõ họ tên của từng cá nhân sử dụng đất.
Tải về mẫu biên bản ký giáp ranh khi xây nhà
Sau khi nghỉ việc văn phòng tại công ty, anh T dự định sẽ rời thành phố để về quê lập nghiệp. Anh T tìm mua được một thửa đất khá rộng rãi để xây dựng mặt bằng kinh doanh cửa hàng quần áo. Tuy nhiên, đến khi làm thủ tục cấp sổ đỏ thì anh T được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp biên bản ký giáp ranh với các nhà hàng xóm. Do đó, anh T băn khoăn không biết liệu mẫu biên bản ký giáp ranh khi xây nhà được soạn thảo như thế nào. Sau đây, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé:
Mời bạn xem thêm: Hợp đồng cầm cố tài sản
Cần lưu ý những gì khi ký giáp ranh mảnh đất?
Vợ chồng anh T vừa quyết định tiến tới hôn nhân được hơn nửa năm nay. Hai anh chị có tìm mua được một thửa đất thổ cư tại địa phương K và muốn xây dựng nhà riêng để sinh sống tại đây. Tuy nhiên, để được cấp giấy tờ sổ đỏ thì anh chị cần phải ký giáp ranh với nhà hàng xóm. Do đó, anh chị băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định hiện hành, cần lưu ý những gì khi ký giáp ranh mảnh đất, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé:
* Giáp ranh không phải là thủ tục riêng biệt
Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ thủ tục đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả.
Trong đó, tại bước 3 có nhiều công việc cần thực hiện nhất. Tại giai đoạn này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện những công việc như sau:
(1) Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, sự phù hợp với quy hoạch.
(2) Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện công việc tại mục (1), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp (nếu có).
(3) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, tình trạng tranh chấp, xác nhận hiện trạng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Như vậy, có thể thấy trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận không tách khâu ký giáp ranh thành thủ tục hành chính riêng biệt.
* Vẫn nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận dù hàng xóm không chịu ký giáp ranh
Khoản 11 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định các trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ:
“… Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;”.
Như vậy, dù hàng xóm (người sử dụng đất liền kề) không ký giáp ranh hoặc có ý định không ký giáp ranh thì cơ quan tiếp nhận vẫn nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
* Cấp Giấy chứng nhận không hoàn toàn phụ thuộc vào việc ký giáp ranh của người sử dụng đất liền kề
Căn cứ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành (như Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và các Điều 20, 21, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,…), có thể thấy không có quy định nào từ chối cấp Giấy chứng nhận vì người sử dụng đất không chịu ký giáp ranh.
Thực tế cho thấy nhiều người dân bị từ chối hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù cơ quan nhà nước đã nhận hồ sơ với lý do người sử dụng đất liền kề không chịu ký giáp ranh thì lý do ở đây có thể do tranh chấp.
Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ chỉ cần đủ điều kiện cấp sẽ được cấp. Điều này rất hợp lý vì nếu quy định từ chối cấp Giấy chứng nhận với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh thì không phù hợp, bởi lẽ họ có thể lấy lý do cá nhân như mâu thuẫn, ganh ghét để cản trở người sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhận.
Nói cách khác, không thể vì lý do cá nhân mà có quyền cản trở, gây khó khăn đối với quyền được cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp và có đủ điều kiện theo quy định.
Nếu có tranh chấp thì phải gửi đơn hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; nếu hòa giải không thành thì gửi đơn khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết theo quy định.
Chỉ khi nào nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì khi có mới chưa cấp Giấy chứng nhận (giải quyết tranh chấp trước, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sau).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Biên bản ký giáp ranh khi xây nhà”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Việc xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề được thực hiện như sau:
– Theo thỏa thuận của các chủ sở hữu bất động sản liền kề;
– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Theo tập quán;
– Theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không xảy ra tranh chấp;
– Ranh giới giữa các bất động sản liền kề sẽ được xác định theo chiều thẳng đứng trong không gian và trong lòng đất.
Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật Dân sự 201, các chủ sở hữu sở hữu bất động sản liền kề sẽ thỏa thuận với nhau về việc xác định ranh giới và xây dựng mốc giới chung. Mốc giới giữa các bất động sản liền kề có thể là dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn.
Trường hợp mốc giới chung là cây thì hoa lợi thu được sẽ chia đều cho các chủ sở hữu bất động sản liền kề và các chủ sở hữu bất động sản liền kề đó cũng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc bảo vệ mốc giới chung đó.