Chào Luật sư, tôi có một tài khoản ngân hàng tại một ngân hàng A do hiện tại không còn nhu cầu sử dụng nên có ý định sẽ bán đi nhưng tôi không rõ việc bán tài khoản ngân hàng có phạm luật không. Luật sư cho tôi hỏi Tài khoản ngân hàng có bán được không Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tài khoản ngân hàng có bán được không Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tài khoản ngân hàng có bán được không?
Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm “tài khoản ngân hàng”. Theo cách hiểu thông thường, tài khoản ngân hàng là tài sản của ngân hàng cấp cho khách hàng để họ gửi tiền vào tài khoản đó nhằm thực hiện 2 mục đích chính là thanh toán và tiết kiệm.
Dù không có khái niệm về tài khoản ngân hàng nhưng khoản 22 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đưa ta khái niệm về tài khoản thanh toán. Theo đó, tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
Từ những căn cứ trên, có thể hiểu, tài khoản ngân hàng là một dạng tài sản của ngân hàng cung cấp cho khách hàng để thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán,…
Tài khoản ngân hàng thường gồm 02 loại:
– Tài khoản thanh toán: Với tài khoản này, khách hàng sẽ gửi tiền vào, sau đó dùng để thanh toán các hóa đơn dịch vụ, chuyển rút tiền… Tiền gửi trong tài khoản thanh toán nếu chưa sử dụng đều được ngân hàng trả lãi suất, thường là lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn nên rất thấp và không đáng kể.
– Tài khoản tiết kiệm: Với tài khoản tiết kiệm, khách hàng gửi tiền vào để lấy lãi.
Vì thế, thông thường, việc mua bán tài khoản ngân hàng diễn ra với tài khoản thanh toán bởi tài khoản này có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch chuyển – nhận tiền để thực hiện những hoạt động phi pháp.
Tuy nhiên, hiện nay tài khoản ngân hàng cá nhân không thể sang tên đổi chủ, nghĩa là việc mua bán diễn ra hoàn toàn phi pháp.
Việc mua bán tài khoản ngân hàng thường được diễn ra như sau: A mở tài khoản ở ngân hàng B, sau khi bán tài khoản này cho C, mỗi lần có tài khoản chuyển vào thì A rút ra và giao cho C, sau đó nhận tiền công.
Hoặc, A mở tài khoản ngân hàng và bàn giao cho C, sau đó C sử dụng tài khoản bằng cách đăng nhập Internet banking, liên kết mở các tài khoản ví điện tử khác.
Mua bán thông tin về tài khoản ngân hàng là gì?
Phần lớn các giao dịch mua bán thông tin tài khoản ngân hàng hiện nay là mua bán thông tin tài khoản thanh toán. Do đặc thù tài khoản thanh toán có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch chuyển – nhận tiền để thực hiện những hoạt động phi pháp.
Đối với tài khoản ngân hàng nói chung, tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm nói riêng, pháp luật cho phép được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản nhưng phải ủy quyền bằng văn bản và thông báo, cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền cho ngân hàng để quản lý.
Việc tự ý tiến hành trao đổi, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng của người khác hoặc của chính mình đều là những hành vi pháp luật không cho phép. Vì tài khoản ngân hàng được mở gắn liền với thông tin của chủ tài khoản nên việc mua bán tài khoản ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực quản lý nhà nước trong hoạt động tài chính ngân hàng và lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Thông tin về tài khoản ngân hàng bao gồm các thông tin về chủ tài khoản, số tài khoản, mật khẩu,…
Xử lý hành vi mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
Việc mua bán những thông tin về tài khoản ngân hàng tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP hoặc xử lý hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
*Xử phạt hành chính: Đối với tài khoản thanh toán, Khoản 5, khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt với một số hành vi như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
…5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán;
…6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…b) Cho thuê, cho mượn từ 10 tài khoản thanh toán trở lên;
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…]b) Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh;
c) Sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện các giao dịch cho các mục đích lừa đảo, gian lận.
…”
*Xử lý hình sự:
Căn cứ quy định: Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm gồm:
– Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông và lĩnh vực tài chính ngân hàng.
– Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt khách quan: Thực hiện hành vi trao đổi, thỏa thuận mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng của người khác bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau nhằm có được các thông tin về tài khoản để thu lợi bất chính. Số lượng tài khoản mua bán thông tin từ 20 tài khoản ngân hàng trở lên hoặc dưới 20 tài khoản ngân hàng nhưng thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên.
– Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Hình phạt: Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, căn cứ vào số lượng tài khoản ngân hàng và số tiền thu lợi bất chính, người có hành vi mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những khung hình phạt khác nhau.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Tài khoản ngân hàng có bán được không Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề đăng ký lại giấy khai sinh bị mất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN thì đối tượng mở tài khoản thanh toán bao gồm những đối tượng sau:
Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 16/2020/TT-NHNN;
Các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu); thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài), trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 16/2020/TT-NHNN;
Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (sau đây gọi chung là người đại diện theo pháp luật của cá nhân) thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm:
Trường hợp người đại diện theo pháp luật là cá nhân: giấy tờ tuỳ thân của người đại diện theo pháp luật của cá nhân và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán;
Trường hợp người đại diện theo pháp luật là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của pháp nhân đó đối với cá nhân mở tài khoản thanh toán; giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó.
Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 16/2020/TT-NHNN;
Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp kèm giấy tờ tùy thân của những người đó;
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ kế toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán (nếu có) kèm giấy tờ tùy thân của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán.