Chào Luật sư, hiện nay việc tái khám được quy định như thế nào? Cô của tôi có sổ hộ nghèo nên được cho bảo hiểm y tế. Hôm trước cô có đi khám sức khỏe mà chưa xong, bác sĩ có hẹn tái khám. Tuy nhiên do kinh tế của cô tôi không ổn định nên cô tôi ngại đi khám vì sợ tốn nhiều tiền. Tôi cũng đang cố gắng khuyên nếu thiếu thì gia đình tôi sẽ giúp đỡ nhưng cô tôi vẫn nhất quyết không chịu. Cô tôi hiện tại không có chồng con bên cạnh nên cũng rất đáng thương. Hiện nay theo quy định thì Tái khám có mất tiền không? Tái khám có mất nhiều thời gian như lúc đi khám bệnh lần đầu hay không? Mong được Luật sư X tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Tái khám có mất tiền không, chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Chi phí vận chuyển của bảo hiểm y tế ra sao?
Hiện nay khi có một số tiến triển về bệnh hoặc tình trạng trở nên nguy hiểm hơn thì người bệnh cần di chuyển giữa các tuyến để tiếp tục khám và chữa bệnh. Vậy những chi phí vận chuyển trong quá trình điều trị có được thanh bảo hiểm lại không? Chi phí vận chuyển của bảo hiểm y tế hiện nay được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
- Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương. - Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, đối tượng thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi chuyển tuyến bao gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Cựu chiến binh;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
Như vậy, bạn có thẻ bảo hiểm y tế tuyến tỉnh, vừa rồi bác sĩ cho bạn giấy chuyển viện lên bệnh viện tuyến trên là bệnh viện tuyến trung ương để điều trị vì tình trạng bệnh cũng khá nặng nên nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng trên thì bạn mới được hưởng chi phí vận chuyển.
Tái khám bảo hiểm y tế ở bệnh viện tuyến trên có phải xin giấy chuyển viện không?
Hiện nay đối với một số bệnh nhất định cần được khám kỹ hay xét nghiệm các chỉ số cần thiết thì người bệnh cần phải tái khám sau đó theo hướng dẫn của bác sĩ. Để tái khám đúng quy định thì chúng ta cần đi đúng với thời gian đã hẹn trước. Vậy nếu như có trường hợp cần khám ở tuyến trên thì làm sao? Tái khám bảo hiểm y tế ở viện tuyến trên được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
…
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
…”
Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn ra viện, bệnh viện có hẹn 1 tuần sau đến tái khám bạn sẽ không cần phải xin lại giấy chuyển viện.
Giá trị sử dụng của giấy hẹn tái khám bảo hiểm y tế trong bao lâu?
Giấy hẹn tái khám được dùng để bác sĩ hẹn cho người bệnh khám ở lần sau. Trong giấy hẹn có thể hiện các nội dung như thông tin của người bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như các thông tin của bác sĩ khám chữa bệnh. Giấy hẹn giúp cho việc khám bệnh ở lần sau diễn ra nhanh chóng hơn, và bác sĩ nắm được tình trạng của bệnh nhân qua từng lần khám. Cụ thể như sau:
Tại mẫu số 05 về giấy hẹn khám lại được ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.”
Như vậy, giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 1 lần trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn trong giấy khám. Do đó, trong 10 ngày làm việc kể từ ngày bác sĩ hẹn, bạn có thể đến khám lại theo chỉ định của bác sĩ.
Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
Hiện nay vấn đề tái khám được nhiều người quan tâm và đặc câu hỏi. Thường thì khi khám bệnh bệnh nhân sẽ được bác sĩ hẹn tái khám đối với một số bệnh nhất định. Và tái khám thì có mất tiền không và chi phí tái khám hiệnn nay được quy định ra sao? Giải đáp liên quan đến việc tái khám có mất tiền không được chúng tôi giải đáp như sau:
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về trường hợp chuyển tuyến điều trị như sau:
Chuyển tuyến điều trị
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT (sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP) quy định về giấy chuyển tuyến như sau:
Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
Theo quy định trên thì trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.
Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo đơn hợp thửa đất… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?
- Quy định về thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật
- Tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo?
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tình trạng bệnh
Chỉ định điều trị
Cách sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê toa
Hẹn tái khám
Các lưu ý từ bác sĩ đối với người bệnh khi đi tái khám
Người bệnh trong tình trạng cấp cứu
Trẻ em dưới 6 tuổi
Người khuyết tật nặng
Người từ 80 tuổi trở lên
Người có công với cách mạng
Phụ nữ có thai