Đất rừng sản xuất là một trong những nguồn tài nguyên đất quan trọng của nước ta, có nhiều vai trò như canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp hay nuôi trồng thủy sản, tạo ra kinh tế và việc làm cho nhiều hộ dân canh tác đất. Người sở hữu đất rừng sản xuất cũng có các quyền như chuyển nhượng, nhập hoặc tách thửa nhưng nếu người dân có nhu cầu tách thửa thì phải thực hiện thủ tục đúng theo quy định hiện hành. Vậy tách thử đất rừng sản xuất năm 2023 ra sao? Mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Đất rừng sản xuất là gì?
Đất rừng sản xuất là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại đất này được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, đất rừng sản xuất được phân loại thành:
Đất rừng sản xuất: Thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất.
Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp (gồm: vườn ươm; khu nghiên cứu thực nghiệm; đường lâm nghiệp; công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng; các công trình phục vụ cho phòng chống cháy rừng như: đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, kênh, mương, bể chứa nước, hồ chứa nước cho chữa cháy rừng; trạm bảo vệ rừng; các biển báo, cột mốc, ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô rừng và các công trình hạ tầng kỹ thuật lâm sinh khác).
Đất có rừng sản xuất là rừng trồng: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng sản xuất và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
Đồng thời, căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT, đất rừng sản xuất có ký hiệu là RSX.
Vì vậy, khi đọc thông tin bản đồ địa chính trong Sổ đỏ, trường hợp có ghi ký hiệu RSX tức phần diện tích đất này là đất rừng sản xuất. Việc tìm hiểu kỹ ký hiệu của loại đất sẽ giúp người sử dụng đất nhận biết được loại đất mình đang sử dụng cũng như mục đích sử dụng của mảnh đất đó.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp trên Sổ đỏ đã ghi rõ ràng mục đích sử dụng đất của từng thửa đất thì trên bản đồ có thể không ghi chú các ký hiệu của loại đất đó nữa.
Đất rừng sản xuất có được tách thửa không?
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền tách thửa để bán khi có các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188; người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê; cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Ngoài các điều kiện trên thì khi tách thửa bạn phải đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa. Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diên tích tối thiểu được tách thửa như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”. Như vậy căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau, và được quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh.
Không thuộc các trường hợp không cho phép tách thửa:
Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Đất hết thời hạn sử dụng hoặc có tranh chấp;
Không đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;;
Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch;
Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Các thửa đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Như vậy chỉ cần đáp ứng các điều kiện trên thì bạn sẽ được phép tách thửa đất rừng sản xuất ra thành nhiều mảnh đất nhỏ.
Hồ sơ xin tách đất rừng sản xuất tại Việt Nam năm 2023
– Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa gồm có:
Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai (nếu có).
– Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Người có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa lập 01 bộ hồ sơ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân;
- Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới trong trường hợp được uỷ quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới trong trường hợp không được uỷ quyền;
- Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới, trừ trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường được uỷ quyền;
- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận được ký, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất; gửi bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký, bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai đã thu hồi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.
Lưu ý: Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai/UBND cấp xã.
Tách thửa đất rừng sản xuất
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
– Quy định về trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;”
- Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
– Quy định về trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
- Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tách thửa đất rừng sản xuất“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về đơn đề nghị tách thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Diện tích tối thiểu được tách thửa đất rừng sản xuất là 3.000 m2 đối với trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vựa quy hoạch là đất nông nghiệp.
Thửa đất rừng sản xuất không thuộc các trường hợp không được tách thửa theo quy định của pháp luật. Sự khác biệt trong việc quy định về các trường hợp không được tách thửa đất tại mỗi tỉnh là khác nhau. Việc quy định cho Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền quyết định về điều kiện cũng như các trường hợp không được tách thửa đất là hoàn toàn hợp lý, vì mỗi tỉnh có những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu phát triển, quy hoạch đất đai là khác nhau, nên điều kiện của tình này không thể áp dụng cho tỉnh kia được.
Hiện nay pháp luật không cấm chuyển nhượng đất rừng sản xuất, tuy nhiên khi chuyển nhượng đất rừng sản xuất cần đảm bảo các điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện nêu trên còn cần đáp ứng điều kiện về hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất. Theo đó, đối với ssất rừng sản xuất là rừng trồng hạn mức chuyển nhượng như sau:
Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 còn quy định hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế nếu không thuộc trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 192 Luật Đất đai 2013:
Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.”
Như vậy, người nhận chuyển nhượng phải có hộ khẩu tại khu vực rừng muốn chuyển nhượng.