Các giấy tờ chứng minh nhân thân luôn là các loại giấy tờ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng hiện nay tình trạng cấp sai thông tin trên các loại giấy tờ này xảy ra khá phổ biến đặc biệt là chứng minh nhân dân-loại giấy tờ được sử dụng thông dụng nhất. Một trong những thông tin thường bị cấp sai trên chứng minh nhân dân đó là năm sinh. Vậy cấp sai năm sinh trên chứng minh nhan dân phải làm sao? Thủ tục chỉnh sửa năm sinh CMND như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 04/1999/TT-BCA/C13
Chứng minh nhân dân là gì?
Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP, Chứng minh nhân dân (một số người quen gọi là Chứng minh thư) là giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam. Trong CMND sẽ có ghi rõ những thông tin về nhân thân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất.
Nói ngắn gọn hơn: CMND là giấy tờ nhân thân cần thiết để “nhận diện” các công dân từ 14 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thông tin trên CMND gồm những gì?
Hiện tại, thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:
– Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn màu xanh nhạt, được ép nhựa trong.
– Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
– Thông tin mặt trước:
Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20×30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến…).
Bên phải: chữ “GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN” (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp CMND.
– Thông tin mặt sau:
Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.
Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải.
Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân
Theo quy định, tất cả Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên đều có thể xin cấp CMND, trừ các trường hợp sau sẽ tạm thời chưa được cấp:
– Người trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND.
– Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân (CMND) là bao lâu kể từ ngày cấp?
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:
CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Sử dụng Chứng minh nhân dân vào việc gì?
Theo Nghị định của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, loại giấy tờ tùy thân này có thể được sử dụng trên khắp lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận nhân thân khi đi lại, giao dịch, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.
Pháp luật cũng quy định việc nghiêm cấm làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… CMND. Mọi hành vi cố tình làm trái sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân
Để đăng ký cấp CMND, người xin cấp cần đến Công an cấp huyện (quận) nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp và nộp đầy đủ các giấy tờ sau:
– Đơn xin cấp CMND theo mẫu được điền đầy đủ thông tin;
– Hộ khẩu,
– Chụp ảnh;
– Lấy dấu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;
– Nộp lệ phí
Chỉnh sửa năm sinh trên chứng minh nhân dân
Thông tư 04/1999/TT-BCA/C13 quy định:
“Thủ tục đổi, cấp lại CMND.
– Đơn trình bầy rõ lý do đổi CMND hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;
– Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;
– Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại CMND phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây;
– Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới);
– Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;
– Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;
– Nộp lệ phí;
– Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.
Những trường hợp mất hồ sơ do thất lạc, hoả hoạn, bão lụt và các trường hợp bất khả kháng, cơ quan công an phải thông báo khi công dân đến làm thủ tục cấp đổi, cấp lại CMND thì làm thủ tục cấp mới cho những đối tượng này.”
Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Mời bạn xem thêm
- Đơn đề nghị cấp đổi thẻ căn cước công dân mới năm 2022
- Thủ tục đổi số chứng minh nhân dân bị trùng
- Mất chứng minh nhân dân có bị phạt không theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Chỉnh sửa năm sinh trên chứng minh nhân dân ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, lệ phí đăng ký lại khai sinh …. hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
Các loại giấy tờ thông thường khác;
Em đã về quê và làm lại CMND thì hồ sơ gốc của em là ngày 24/12/1988. Hiện tại thì các bằng cấp và CMND của em không trùng nhau. Bây giờ em muốn sửa đổi cho CMND và các bằng cấp của em trùng nhau cho thuận tiện công việc. Cho em hỏi cơ quan nào sẽ giải quyết việc này, và hồ sơ thủ tục như thế nào?
Theo quy định tại , Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch được quy định như sau:
“1. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.
2. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó.”
Như vậy, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân nên các Giấy tờ khác thông tin về nhân thân phải phải phù hợp với Giấy khai sinh. Việc cấp Giấy CMND của cơ quan có thẩm quyền sai với hồ sơ gốc bạn có thể đề nghị cơ quan công an nơi cấp Giấy CMND cho bạn thu hồi Giấy CMND có sự sai sót về thông tin để cấp lại cho bạn.
Thành phần hồ sơ
+ Người làm đơn kê khai vào tờ khai cấp CMND (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú: Đơn trình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại.
+ Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).
+ Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định (ảnh có kích thước là 3 x 4cm, mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là phụ nữ không để hở ngực).).
+ Kê khai tờ khai CMND
Thời gian trả CMND:
Trong thời hạn 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp Chứng minh nhân dân.