Ngày 06/12/2023 vừa qua vụ việc “Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây xôn xao dư luận. Đây là đối tượng thường xuyên có những phát ngôn, cử chỉ, hành động xuyên tạc đi những giá trị phật giáo tốt đẹp gây nhiều phẫn nộ trong cộng đồng. Thời gian gần đây đối tượng này đã thực hiện tách thửa đất cho bà L.T.H.T (sinh năm 1973, thường trú xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) dù không đủ khả năng với chi phí là 135 triệu đồng và nhận trước tiền công là 70 triệu đồng. Sau đó Phúc nhờ người làm giả sổ đỏ để đưa cho bà T rồi cùng với số tiền 70 triệu đồng bỏ trốn sang Thái Lan. Vậy với tội danh này Thích Tâm Phúc có thể đối diện với mức án nào? Mời bạn đón đọc bài viết ” “Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hành vi của Nguyễn Minh Phúc bị khép vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sẽ bị xử lý theo quy định của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi chúng ta phân tích tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần làm rõ những yếu tố để cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này. Đầu tiên là yếu tố chủ thể, vì là lừa đảo chiếm đoạt tài sản chủ thể của tội này có quy định về mức tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Khách thể của tội này là quyền của người đối với tài sản của mình ở đây là quyền sở hữu, về hành vi thì người lừa đảo là người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…”
Theo đó, các đặc điểm cấu thành tội phạm như sau:
– Chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Khách thể: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Mặt khách quan:
+ Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nằm ở mục đích của hành vi. Người phạm tội dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó và tự nguyện chuyển giao tài sản cho người phạm tội. Đây là dấu hiệu quan trọng để định tội danh, phân biệt với các tội danh khác có đặc điểm về hành vi tương đương.
+ Dấu hiệu khác: Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên thì người thực hiện hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu tài sản chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
– Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?
Đối tượng Nguyễn Minh Phúc dù không có bất kỳ mối quan hệ nào có thể hỗ trợ bà T thực hiện tách thửa nhưng vẫn nhận lời và nhận thù lao tách thửa của bà T. Phúc lợi dụng lòng tin cùng với sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để làm giả sổ đỏ nhằm qua mặt bà T cũng như những người có liên quan. Đối tượng làm giả sổ đỏ cho Phúc là người đã làm giả nhiều loại giấy tờ khác giúp Phúc tạo lòng tin để lừa đảo. Việc sử dụng giấy tờ giả hiện nay bị nghiêm cấm không chỉ vậy trong vụ án này đối tượng còn sử dụng sổ đỏ già chiếm đoạt số tiền lớn là 70 triệu đồng. Hành vi này của Phúc có thể bị khép vài khung thứ hai của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù tuỳ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của vụ án.
– Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp:
+ Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
+ Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
– Khung hai: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Mức phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp gây ra hậu quả ít nghiêm trọng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tuỳ theo tính chất phạm tội. Hậu qua dùng để đanh giá ở đây là số tiền mà người phạm tội chiếm đoạt. Số tiền chiếm đoạt càng cao thì mức phạt lại càng lớn. Đối với mức phạt hành chính thì sẽ dành cho những đối tượng lừa đảo số tieèn từ 2.000.000 đến 3.000.000. Ngoài ra khi phạt tiền thì còn có thê bị xử phạt thêm những hình phạt bổ sung khác cũng như yêu cầu khắc phục hậu quả theo quy định.
Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
– Hình phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm
- Thời gian đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ bao lâu?
- Tìm hiểu về vụ giết người vì tranh chấp đất đai
- Học sinh đánh nhau xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “”Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.