Để giải quyết tranh chấp thương mại, pháp luật đã có những quy định riêng về các hình thức giải quyết; trong đó hình thức giải quyết bằng trọng tài thương mại nổi bật vì tính ưu việt của nó. Tuy nhiên, do mang bản chất tư nên phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước; khiến cho việc giải quyết tranh chấp trở nên kém hiệu quả. Vì vậy mà sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại lúc này là cực kì cần thiết. Để hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại, chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010
Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP
Nội dung tư vấn
Trọng tài thương mại là gì?
Luật trọng tài thương mại (LTTTM) năm 2010 quy định
“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận…” ; “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh…”.
Như vậy, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tồn tại song song với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như: thương lượng; hòa giải; tòa án.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên; trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
- Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật được giải quyết bằng trọng tài.
Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại
Tòa án hỗ trợ trong việc chỉ định, thay đổi Trọng tài viên
Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn.
Nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên; thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
Nếu vụ tranh chấp có nhiều bị đơn; các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
Nếu các Trọng tài viên không bầu được một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài; hoặc các bên không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc nơi có trụ sở theo yêu cầu của một hoặc các bên có quyền đưa ra quyết định chỉ định Trọng tài viên; chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Ngoài ra, đối với trường hợp cần phải thay đổi Trọng tài viên theo quy định của pháp luật , tòa án (nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp ) chỉ hỗ trợ việc thay đổi trọng tài viên trong trường hợp trọng tài vụ việc giải quyết trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp.
Tòa án hỗ trợ trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp; nếu thấy rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại; hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn gửi đến Tòa án để yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời thích hợp để bảo vệ tài sản đang bị tranh chấp. Khoản 1 Điều 48 LTTTM quy định:
“Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài; hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Tòa án hỗ trợ trong việc triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ
Theo khoản 46 Luật trọng tài thương mại 2010:
Luật trọng tài thương mại 2010 quy định Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ; đây là quy định nhằm tăng hiệu quả của Trọng tài trong hoạt động giải quyết các tranh chấp vì Trọng tài không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp có người từ chối cung cấp chứng cứ.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài; một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan; tổ chức; cá nhân cung cấp tài liệu đọc được; nghe được; nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp.
Quy định về việc hủy phán quyết trọng tài
Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài và bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của đương sự; khoản 1 Điều 44 Luật trọng tài thương mại năm 2010, quy định:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài. Trong khi Tòa án giải quyết đơn khiếu nại, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp.”
Khi nhận đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài của một bên, Tòa án không xét xử lại mà chỉ đối chiếu vào các căn cứ phán quyết trọng tài bị hủy; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Việc quy định các căn cứ mà bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài phải chứng minh giúp cho các bên phải tự chịu trách nhiệm với yêu cầu của chính mình.
Giải quyết vấn đề
Trên đây là nội dung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thể hiện sự hỗ trợ của Tòa án. Vì hoạt động của trọng tài thương mại là hoạt động đặc thù nên sự hỗ trợ của toà án là cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
- Các vấn đề pháp lý và lợi thế của thỏa thuận trọng tài thương mại.
- Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
- Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo hay không?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại. Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể; chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Phán quyết của trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp.
Chi phí cho giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khá cao; tùy thuộc vào giá trị tranh chấp.
Thỏa thuận trọng tài là điều kiện bắt buộc phải có để tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận; bao gồm :
Mua bán hàng hoá;
Cung ứng dịch vụ;
Đầu tư;
Xúc tiến thương mại;
Các hoạt động khác nhằm mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp thương mại là tranh chấp khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại. Có thể hiểu rằng: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng; xung đột ) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.