Chào Luật sư, dạo gần đây tôi có theo dõi thời sự và thấy hiện nay một số người có hành vi sử dụng tiền âm phủ để lừa đảo chuyển tiền. Luật sư cho tôi hỏi Sử dụng tiền âm phủ để được nhận chuyển tiền thì bị xử lý về tội gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Sử dụng tiền âm phủ để được nhận chuyển tiền thì bị xử lý về tội gì? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017
Sử dụng tiền âm phủ để được nhận chuyển tiền thì bị xử lý về tội gì?
Hành vi sử dụng tiền âm phủ để được nhận chuyển tiền có thể sẽ bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, cụ thể:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, có thể thấy ý định chiếm đoạt tài sản đã được hình thành kể từ thời điểm có hành vi chuẩn bị công cụ phương tiện để phạm tội (ở đây là đi mua tiền âm phủ) và bạn đã sử dụng tiền âm phủ nhằm khiến cho bị hại tin đó là tiền thật nhằm chiếm đoạt tài sản thì đây được coi là sử dụng hành vi gian dối.
Từ những phân tích nêu trên, với giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 700 triệu đồng thì bạn có thể bị xử lý theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù.
In tiền âm phủ giống tiền thật bị xử lý ra sao?
Khoản 4 Điều 31 Nghị định 88/2019 quy định phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi sao chụp, in, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính trên thì phải chịu mức phạt bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu, tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện và nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, bất cứ tổ chức, cá nhân nào in tiền âm phủ theo hình tiền thật đều có thể bị phạt tiền và phải nộp lại số lợi bất chính.
Trước đây từng có hai du khách người nước ngoài đã dùng ba tờ tiền âm phủ các mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng trả cho tài xế taxi. Vị khách này cho rằng số tiền này do một người lái xích lô đã thối cho họ khi sử dụng dịch vụ xích lô dạo quanh phố cổ Hà Nội. Chúng ta có thể phân biệt được nhưng người nước ngoài thì khó phân biệt hơn, rất dễ nhầm lẫn.
Hiện nay chưa có quy định xử phạt đối với cá nhân mua và sử dụng tiền âm phủ được in theo hình tiền thật. Song người dân cũng không nên sử dụng tiền âm phủ được in theo hình tiền thật trong việc thờ cúng để không tạo điều kiện cho các đối tượng xấu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Sử dụng tiền âm phủ để được nhận chuyển tiền thì bị xử lý về tội gì? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; thủ tục sang tên nhà đất, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
…”
Như vậy trong trường hợp nếu như đốt tiền âm phủ, vàng mã theo đúng quy định, đúng nơi quy định thì sẽ được phép. Tuy nhiên, nếu thực hiện việc đốt tiền âm phủ, vàng mã không đúng nói quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên là từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
“Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, theo quy định trên thì những người nào có hành vi đốt vàng mã không đúng quy định mà vô tình gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hình sự. Từ phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo Điều 3, Quyết định số 30/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là: “Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước”.