Ngày 20.12. thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Yên Định vừa bắt quả tang 7 đối tượng (gồm 3 nữ, 4 nam) đang tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy tại phòng một khách sạn (ở xã Yên Trường, huyện Yên Định). Trước đó, Dương đã bàn với bạn là Nguyễn Quang Phú (21 tuổi, ở xã Yên Trường) rồi nhờ Đỗ Yến Nhi (19 tuổi, trú tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) là nhân viên của khách sạn đi mua ma tuý về sử dụng. Tại đây, 3 đối tượng trên rủ thêm 4 đối tượng khác vào khách sạn để cùng sử dụng ma tuý. Sử dụng ma túy tại nơi làm việc bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Tổ chức sử dụng ma túy trong nhà nghỉ là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
Quy định của pháp luật về chất ma túy
Ma túy là gì?
Luật Phòng, chống ma tuý 2021 đưa khái niệm về chất ma túy như sau:
Chấy ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Các loại ma túy
Dựa trên nguồn gốc, tác dụng trên hệ thần kinh, mức độ gây nghiện…người ta đưa ra một số phân loại ma tuý như sau:
Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại:
Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.
Các yếu tố cấu thành tội tổ chức sử dụng chất ma túy?
Mặt khách quan của tội phạm
Phạm tội tổ chức nhất thiết phải có từ 2 người trở lên. Là một hình thức đồng phạm có sự kết cấu chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm cụ thể:
- Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm; nói lên vai trò nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm; còn hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không nhất thiết phải là người cầm đầu trong một vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa ma tuý vào cơ thể người khác: Trường hợp phạm tội này, người phạm tội thực hiện hành vi của mình như người tổ chức trong vụ án có tổ chức, nhưng việc chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác.
- Thuê, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý…để sử dụng ma tuý và đưa ma tuý vào cơ thể người khác.
- Nguồn ma tuý để sử dụng: Đây là trường hợp người phạm tội có chất ma tuý dưới bất kỳ nguồn nào như: mua được, xin được, được cho, được gửi giữ, nhặt được… rồi đem chất ma tuý đó cung cấp cho người khác để họ sử dụng trái phép. Nếu bán chất ma tuý đó cho người khác để họ sử dụng trái phép thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý. Tức là người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy được trước các tác hại của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, hành vi chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp; không tồn tại trường hợp nào do lỗi cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma túy vào cơ thể người khác với nhiều cách và mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là vì mục đích vụ lợi. Đây là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.
Tức là các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là mong muốn đưa chất ma tuý vào cơ thể của người khác thì không phải là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, tội mua bán trái phép chất ma tuý…;hoặc sử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.
Khách thể
Là chế độ quản lí của nhà nước về việc sử dụng chất ma túy với mục đích chữa bệnh. Bởi vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên, người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là nạn nhân mà ngược lại họ là người chủ động sử dụng ma tuý.
Chủ thể
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Tổ chức sử dụng ma túy trong nhà nghỉ bị phạt tù mấy năm?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 255, BLHS 2015 quy định như sau về các khung hình phạt:
Khung 1
Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
d) Đối với người dưới 13 tuổi.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xử phạt hành chính
Theo quy định của pháp luật, không phải đối tượng nào có hành vi tụ tập sử dụng ma túy cũng đều bị phạt tù.
Cụ thể, theo khoản 1 điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”
Sử dụng ma túy tại nơi làm việc có bị sa thải không?
Căn cứ theo điều 125 Bộ luật lao động 2019:
“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”
Như vậy, nhân viên nhà nghỉ có thể bị sa thải.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Đối tượng mua bán trái phép ma túy, tàng trữ súng bị xử lý như thế nào
- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?
- Hành vi vận chuyển ma tuý giấu trong sôcôla bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Sử dụng ma túy tại nơi làm việc bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 257; phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi phạm tội cưỡng ép người khác sử dụng ma tuý mà người đó dưới 13 tuổi.
Do đó, hành vi cưỡng ép trẻ em 12 tuổi sử dụng trái phép chất ma tuý có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm.
Để được hưởng án treo về tội tàng chữ trái phép chất ma túy, cần xét đến các yếu tố sau:
Bị xử phạt tù không quá 03 năm; Có nhân thân tốt; Có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Không có tình tiết tăng nặng; Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục; Có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Sa thải là hình thức kỷ luật lao động cao nhất, dẫn đến hậu quả là người lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như cuộc sống của họ.