Có nhiều trường hợp, nhiều công ty doanh nghiệp sử dụng hoá đơn chưa thông báo phát hành. Nhiều người đặt ra câu hỏi là sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành có được không? Xử lý hóa đơn chưa thông báo phát hành đã sử dụng thế nào cho đúng pháp luật bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này?
Căn cứ pháp lý
Quy định về thông báo về việc sử dụng hóa đơn
Có bắt buộc phải thông báo về việc sử dụng hóa đơn không?
Trước khi sử dụng biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đối với biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 và khoản 2 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP .
Trình tự, thủ tục về chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng biên lai áp dụng theo quy định tại Mục 3 quy định về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP (Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 39).
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29, Điều 38 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Thời gian gửi thông báo phát hành hóa đơn
Đối với việc gửi thông báo lần đầu:
Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức kinh doanh thanh lý hợp đồng in khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn đối với hợp đồng đặt in hóa đơn không quy định thời hạn thanh lý hợp đồng (đối với hóa đơn đặt in) và không bị xử phạt.
Đối với việc gửi thông báo lần 2 trở đi:
Nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu, thời gian gửi thông báo vẫn là 02 ngày trước sử dụng hóa đơn.
Đối với một số trường hợp khác:
- Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn.
Lưu ý: Trường hợp khi nhận được Thông báo phát hành do tổ chức gửi đến, cơ quan Thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức biết. Tổ chức có trách nhiệm điều chỉnh để thông báo phát hành mới.
Mức phạt sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành
Về vấn đề xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành, tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về mức phạt:
Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng: Khi sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.
Phạt tiền từ 6 triệu đồng – 18 triệu đồng với các hành vi sau:
- Sử dụng các hóa đơn chưa thông báo phát hành, các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thực hiện khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ khai, nộp thuế.
- Sử dụng các hóa đơn chưa thông báo phát hành, các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định: Áp dụng mức xử phạt theo Điều 28, Nghị định này hoặc Điều 16 và Điều 17 của Chương II Nghị định này.
Cụ thể, theo Điều 28 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng – 50 triệu đồng.
ếu theo Điều 16 và Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Theo Điều 16, doanh nghiệp sẽ bị phạt 20% số tiền khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn giảm, hoàn cao hơn so với quy định.
Theo Điều 17, hành vi trốn thuế sẽ bị áp dụng các mức phạt tương ứng như sau:
Phạt tiền 1 lần trốn thuế nếu có từ 1 tình tiết giảm nhẹ trở lên khi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế dẫn tới giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm.
Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế nếu vi phạm một trong các hành vi tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định này mà không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.
Phạt tiền 2 lần số tiền thuế nếu vi phạm một trong các hành vi tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định này mà có 1 tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế nếu vi phạm một trong các hành vi tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định này mà có 2 tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền 3 lần số tiền thuế nếu vi phạm một trong các hành vi tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định này mà có 3 tình tiết tăng nặng.
Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định
Đối với cá nhân
Nội dung | Cơ sở pháp lý | |
Mô tả hành vi | Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định | Điểm d khoản 3 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Hình thức xử phạt | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng | Khoản 3 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Biện pháp bổ sung | ||
Biện pháp khắc phục | Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn | Khoản 4 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Thẩm quyền | Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chánh thanh tra Sở Tài chính Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Chánh thanh tra Bộ Tài chính | Khoản 2 đến 5 Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Điều 33 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Khoản 2 đến 4 Điều 34 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Lưu ý | – Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân | Điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Đối với tổ chức
Nội dung | Cơ sở pháp lý | |
Mô tả hành vi | Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định | Điểm d khoản 3 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Hình thức xử phạt | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Khoản 3 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Biện pháp bổ sung | ||
Biện pháp khắc phục | Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn | Khoản 4 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Thẩm quyền | Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chánh thanh tra Sở Tài chính Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Chánh thanh tra Bộ Tài chính | Khoản 2 đến 5 Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Điều 33 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Khoản 2 đến 4 Điều 34 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Lưu ý | – Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân | Điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Mời bạn tham khảo
- Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế 2022
- Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử 2022 như thế nào?
- Hóa đơn trực tiếp có được giảm thuế không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành có được không?“. Hy vọng bài viết ích độc giả. Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, tặm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ logo, bảo hộ thương hiệu, mẫu đơn xin trích lục khai tử, Thủ tục tặng cho nhà đất. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tên đơn vị phát hành hoá đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại;
Các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…));
Tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hoá đơn đặt in), tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn (đối với hoá đơn tự in), tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử (đối với hoá đơn điện tử);
Ngày lập Thông báo phát hành;
Tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.
Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định, lập thông báo phát hành hóa đơn và gửi đến hóa đơn và gửi đến chi cục thuế quản lý trực tiếp.
Việc thu hồi hóa đơn chưa thông báo phát hành áp dụng như sau:
Nếu chưa khai thuế: Doanh nghiệp thu hồi lại số hóa đơn đã lập sau đó xuất hóa đơn mới cho khách hàng (sau 5 ngày gửi thông báo phát hành hóa đơn) sau đó thực hiện kê khai theo hóa đơn mới.
Nếu hóa đơn đã kê khai thuế: Doanh nghiệp lập công văn gửi cơ cơ quan thuế và nộp các khoản phạt theo quy định ở trên.
Lập và nộp lại thông báo phát hành hóa đơn
Nộp phạt theo quy định
Kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn chưa thông báo phát hành nhưng đã sử dụng (nếu có)