Hiện nay việc sử dụng hình ảnh cá nhân để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh diễn ra khá phổ biến. Vậy khi sử dụng hình ảnh người khác trong kinh doanh cần lưu ý những gì? Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. Thông qua quảng cáo người tiêu dùng biết đến, hiểu rõ sản phẩm so với nhu cầu , từ đó tiến tới sử dụng sản phẩm. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân để tạo cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng trở nên ưu chuộng hơn trong hiện nay, mang lại hiệu quả rất lớn. Vậy:
Khi sử dụng hình ảnh cá nhân trong kinh doanh có cần phải được sự đồng ý của chủ hình ảnh?
Quyền của cá nhân với hình ảnh của mình.
Căn cứ điều 32 bộ luật dân sự 2015, quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, mọi cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, có quyền định đoạt theo ý chí chủ thể . Việc định đoạt đó là quyền của mỗi cá nhân và cần tuân thủ quy định của pháp luật nếu có. Đối với các cơ sở kinh doanh khi muốn sử dụng hình ảnh người khác trong kinh doanh cần được sự đông ý của người đó. Việc sử dụng hình ảnh như thế nào , thu lao ra sao do các bên tự thỏa thuận. Khi tiến hành sử dụng hình ảnh cho người khác phục vụ hoạt động thương mại cần lập hợp đồng thỏa thuận cụ thể. Việc lập hợp đồng quảng cáo các bên cần tuân thủ quy định của pháp luật về dân sự cùng với quy định về quảng cáo.
Các trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép.
Cũng theo quy định tại điều 32 bộ luật dân sự 2015. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sẽ chỉ có hai trường hợp trên sử dụng hình ảnh cá nhân không cần xin phép.
Bài viết xem thêm.
Sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo có vi phạm pháp luật không?
Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
Sử dụng hình ảnh người khác trong kinh doanh không xin phép bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 8 điều 8 luật quảng cáo 2012. Quy định về các điều cấm trong hoạt đọng quảng cáo như sau:
Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Như vậy, Hành vi sử dụng hình ảnh người khác trong hoạt đông kinh doanh mà chưa được người đó cho phép là hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu các biệp pháp xử lý từ nhà nước.
Trách nhiệm hành chính.
Căn cứ điểm b khoản 3 diều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Căn cứ điểm c khoản 2 điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ khoản 3 điều 32 bộ luật dân sự 2015. trường hợp sử dụng trái phép hình ảnh của người khác sẽ có thể bị:
- Người có hình ảnh có yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Khi xảy ra tranh chấp bên vi phạm nên tiến hành thỏa thuận với bên có hình ảnh để không xảy ra tranh chấp, kiện tụng có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh .
Trách nhiệm hình sự:
Căn cứ điều 288 bộ luật hình sự 2015 khi cá nhân thực hiện các hành vi: Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin. Nhằm:
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
- Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vong bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đối với một trong các hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của cá nhân khác.
Sử dụng hình ảnh của trẻ em để quảng cáo thuốc lá bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật.
Khi sử dụng hình ảnh của người khác trong khinh doanh là cá nhân chưa thành niên. Cần phải có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ của cá nhân đó. Thông tin thỏa thuận cần phải được lập thành văn bản. Nội dung quảng cáo cần phải phù hợp với lứa tuổi của cá nhân có hình ảnh quảng cáo.
Căn cứ khoản 4 điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra còn phải chịu các hình phạt khác theo quy định pháp luật.