Hiện nay, có rất nhiều đối tượng sử dụng các thủ đoạn gian dối để kết hôn; nhằm chiếm đoạt tài sản, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, tình trạng sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký kết hôn đã bắt đầu xuất hiện. Vậy hành vi này bị xử lý như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Kết hôn là gì?
Tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu khái niệm về kết hôn như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo quy định trên, pháp luật quy định kết hôn hoàn toàn dựa trên cơ sở tình yêu, tự nguyện, bình đẳng giữa các bên nam nữ; không ai có quyền cấm cản, cưỡng ép người khác kết hôn hay không được kết hôn. Dưới góc độ pháp lý, kết hôn là làm phát sinh quan hệ hôn nhân; như quan hệ về nhân thân, nuôi con, tài sản,…
Luật hôn nhân cho phép các bên nam nữ tự do kết hôn; tuy nhiên các bên vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn; và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thì cuộc hôn nhân đó mới được công nhận là hôn nhân hợp pháp.
Đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?
Để thực hiện đăng ký kết hôn; hai bên nam nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
+ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh; còn giá trị và thời hạn sử dụng;
Đối với người nước ngoài, cần xuất trình hộ chiếu. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình; thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp.
Đối với người nước ngoài, cần có giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài. Nếu giấy này không ghi thời hạn sử dụng; thì chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp. Và cần giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của tổ chức y tế cấp.
+ Trường hợp từng kết hôn và ly hôn trước đó; thì phải mang theo quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký kết hôn bị xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; quy định về xử phạt hành chính với hành vi dùng giấy tờ của người khác để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn như sau:
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn
2, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
Như vậy, theo quy định trên, người có hành vi sử dụng dụng giấy tờ của người khác; hoặc thậm chí là người cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn; thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, sau khi phát hiện hành vi gian dối này; cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp do có hành vi vi phạm nêu trên.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Kết hôn đồng giới đã được luật Hôn nhân gia đình thừa nhận chưa?
- Bố chồng kết hôn với con dâu bị xử lý thế nào?
- Cha mẹ nuôi được kết hôn với con nuôi không?
- Vừa mới ly hôn có được kết hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.