Xã hội phát triển, việc di chuyển giữa các vùng miền, thành phố bằng phương tiện máy bay là điều tất yếu của mọi khách hàng, công dân. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số người khi di chuyển bằng phương tiện này đã bỏ qua các quy định cấm tại sân bay, mặc nhiên sử dụng điện thoại trên máy bay trong quá trình vận chuyển cho dù đã được tiếp viên trên máy bay nhắc nhở rất nhiều lần. Nguyên nhân là do đại đa số vẫn chưa hiểu được và biết được hậu quả khi sử dụng điện thoại trên máy bay. Vậy sửu dụng điện thoại trên máy bay có bị phạt không? Sử dụng điện thoại trên máy bay bị xử phạt như thế nào?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Sử dụng điện thoại trên máy bay có bị phạt không ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật hàng không dân dụng 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014
- Nghị định 162/2018/NĐ-CP
Các nguyên tắc khi di chuyển bằng máy bay cần lưu ý:
– Máy bay được xem là một trong những phương tiện giao thông, phục vụ cho nhu cầu di chuyển, đi lại của con người. Nếu các loại xe cơ giới được vận hành, di chuyển trên đường bộ, thì máy bay là loại hình phương tiện di chuyển bằng đường hàng không.
– Việc sản xuất máy bay khó khăn, tốn nhiều chi phí hơn rất nhiều so với các loại hình phương tiện giao thông khác. Cùng với đó, máy bay phải được đậu đỗ tại sân bay, phải có đường bay để cất cánh. Điều này là một trong những yếu tố phức tạp cơ bản của máy bay so với ô tô, tàu thủy, tàu hỏa,.. Trước kia, máy bay là loại hình phương tiện di chuyển phục vụ cho các trường hợp đặc biệt: Quân sự, chính trị,.. Song, hiện nay, song song với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ hiện đại đã đạt được những bước chuyển mình mạnh mẽ, công nghệ máy bay ngày càng phát triển. Hiện nay, máy bay là một trong những loại hình giao thông phổ biến trên thế giới.
– Máy bay di chuyển nhanh, đáp ứng nhu cầu lưu thông giữa các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, máy bay giúp công tác hội nhập, phát triển giữa các quốc gia trên thế giới được thuận tiện và dễ dàng hơn.
– Khi tham gia một chuyến bay bất kỳ (dù quốc tế hay nội địa), người dân cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định như sau:
+ Khi đi máy bay, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, phục vụ cho công tác kiểm tra của cơ quan hàng không: Hộ chiếu, căn cước công dân,..
+ Người dân phải thực hiện ký gửi hành lý.
+ Khi lên máy bay, các cá nhân không được mở cửa máy bay khi không có yêu cầu.
+ Người dân phải thực hiện theo các hướng dẫn của tiếp viên hàng không, để đảm bảo sự an toàn của bản thân và mọi người trong suốt hành trình bay.
Sử dụng điện thoại trên máy bay có bị phạt không
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng điện thoại, thiết bị thu phát sóng trên máy bay gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các cá nhân tham gia chuyến bay, cũng như sự an toàn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, thực tiễn khi di chuyển bằng máy bay, người dân vẫn sử dụng điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng trên máy bay. Để đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay, của hành khách, Nhà nước đã đưa ra những quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại, thiết bị phát sóng trên máy bay. Cụ thể:
– Khoản 2 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử lý với việc sử dụng điện thoại, thiết bị thu phát sóng trên máy bay như sau: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử hoặc gây khói, cháy trên tàu bay.
+ Sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép.
+ Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay.
+ Thực hiện thông thoại không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động”.
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, cá nhân có hành vi sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên máy bay khi không được phép sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Những quy định mà Nhà nước đưa ra mang tính chất khách quan cao, đặc biệt cần thiết cho thực tiễn di chuyển bằng phương tiện máy bay tại nước ta hiện nay. Những quy định này dựa trên khuôn khổ thực tiễn khách quan, hệ quả thực tiễn mà việc sử dụng điện thoại, thiết bị thu phát sóng có thể mang lại.
Thông qua những phân tích trên, có thể thấy, Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những quy định cụ thể về mức xử lý đối với hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng trên máy bay. Quy định mà Nhà nước đưa ra là hình thức răn đe cao, để các cá nhân vi phạm không tái phạm, các chủ thể khác nghiêm túc thực hiện nguyên tắc này khi lên máy bay; nó tạo lên khuôn quỷ quy định mang tính khuôn mẫu mà mọi hành khách phải thực hiện khi tham gia chuyến bay. Hơn tất cả, nó hướng tới mục tiêu đảm bảo sự an toàn cho mọi chuyến bay, đảm bảo sự an toàn của người dân khi tham gia loại hình di chuyển đặc biệt này.
Tại sao không được sử dụng điện thoại, thiết bị thu phát sóng trên máy bay?
– Theo quy định tại Điều 148 Luật hàng không dân dụng 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014, hành khách khi tham gia chuyến bay phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
+ Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.
+ Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay.
Như vậy, một trong những nghĩa vụ cơ bản nhất của hành khách khi tham gia di chuyển trên máy bay là thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
– Thực tế, khi đi máy bay, người dân không bị cấm sử dụng điện thoại hoàn toàn trong suốt hành trình bay. Chỉ trong những giai đoạn cụ thể nhất định, người dân mới cần tắt điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng mà bản thân mang theo.
– Thời điểm mà các cá nhân cần phải thực hiện tắt điện thoại, thiết bị thu phát sóng là lúc máy bay cất cánh và khi máy bay hạ cánh. Đây là hai thời điểm bắt buộc mà người dân không được phép sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu phát sóng. Khi máy bay chuẩn bị cất cánh hay hạ cánh, tiếp viên hàng không sẽ tiến hành thông báo cho mọi hành khách trên chuyến bay về việc tắt điện thoại di động và các thiết bị thu phát sóng. Trong trường hợp có cá nhân không thực hiện, tiếp viên hàng không sẽ thực hiện nhắc nhở để hành khách tuân thủ thực hiện.
– Có rất nhiều người thắc mắc, tại sao khi máy bay cất cánh và hạ cánh, hành khách phải thực hiện tắt điện thoại và các thiết bị thu phát sóng? Lý do là bởi cất cánh và hạ cánh là hai quá trình quan trọng nhất của mỗi chuyến bay để có chuyến bay thành công. Bởi lúc này các phi công cần phải tập trung cao độ, để giữ liên lạc thường xuyên với trạm kiểm soát không lưu dưới mặt đất và đảm bảo hoạt động của các thiết bị trên tàu bay.
– Nếu hành khách sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sóng từ trường trên máy bay để phi công, phi hành đoàn liên lạc và kiểm soát thông tin với mặt đất. Điều này khiến công tác bay, hỗ trợ đường bay không đạt được hiệu quả tối ưu. Trong nhiều trường hợp rủi ro, khi máy bay gặp sự cố, sẽ không kịp truyền tải thông tin xuống mặt đất. Điều này đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của phi hành đoàn cũng như toàn bộ hành khách có mặt trên chuyến bay.
Do vậy, các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… có thể gây nhiễu sóng khiến phi công mất tập trung và tốn công sức trong giai đoạn quan trọng này. Chưa có bằng chứng cho việc điện thoại làm rơi máy bay nhưng vì sự an toàn tuyệt đối mà hành khách nên tuân thủ mọi quy định của hãng và nghe theo các chỉ dẫn của tiếp viên hàng không.
– Sóng vô tuyến của điện thoại và các thiết bị điện tử thu truyền sóng khác có thể gây nhiễu các hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vận hành của máy bay.
– Khi chuẩn bị cất cánh và hạ cánh, tiếp viên hàng không sẽ đưa ra những thông báo, hướng dẫn hành khách. Việc hành khách sử dụng điện thoại sẽ gây ra sự mất tập trung, lơ đễnh, không tập trung nghe hướng dẫn của tiếp viên. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý, hướng dẫn của tiếp viên đối hành khách trong toàn bộ chuyến bay. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, người dân sẽ không nắm bắt được những thông tin đã được hướng dẫn. Họ sẽ phản ứng chậm hơn, nguy hiểm tính mạng hơn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sử dụng điện thoại trên máy bay có bị phạt không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Uống rượu bia có được lên máy bay không?
- Hành khách mang dao lên máy bay bị xử phạt ra sao?
- Những đồ không được ký gửi khi đi máy bay gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) đến 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đối với hành vi mang rượu, chất lỏng có cồn và chất lỏng khác vào khu vực cách ly, lên tàu bay không đúng quy định.
Phạt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đến 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Vào khu vực hạn chế, lên tàu bay mà không đúng cổng, cửa quy định; không qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không;
c) Không khóa chốt cửa buồng lái tàu bay theo quy định trong thời gian tàu bay đang bay;
d) Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có súng, đạn, bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh, hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Để người, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chưa qua kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay;
g) Để người, phương tiện vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay không đúng quy định;
h) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay;
i) Đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay;
k) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau tại cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP:
Điều 11. Vi phạm quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép.
Như vậy, với hành vi nhảy múa ở sân đỗ lúc máy bay đang di chuyển, cô gái có thể bị xử phạt hành chính với lỗi đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép. Với lỗi này sẽ bị xử phạt từ 1 triệu-3 triệu đồng