Khi tham gia giao thông, người lái xe phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. Vậy khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người lái xe có được sử dụng điện thoại không? Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
Hậu quả nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông
Hành vi vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại vẫn khá phổ biến ở Việt Nam. Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Hữu Minh, Chánh văn Phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: Lái xe sử dụng điện thoại là hành vi rất nguy hiểm, tiềm ẩn rủi ro cao dẫn đến TNGT.
Hiện vi phạm này vẫn diễn ra phổ biến trên đường phố bởi quy định pháp luật còn bất cập; công tác kiểm tra xử phạt chưa triệt để. Theo ông Minh, một số nghiên cứu được công bố chứng minh; tốc độ phản ứng của người lái xe khi sử dụng điện thoại giảm tới 50%. Người lái xe dùng tay sử dụng điện thoại phản ứng chậm hơn 30% so với người vi phạm quy định vào mức phạt lái xe có nồng độ cồn ở mức 80mg/100ml.
“Nói cách khác, trong trường hợp này sử dụng điện thoại còn nguy hiểm hơn hành vi uống rượu; bia khi lái xe”, ông Minh chia sẻ. Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cũng chỉ ra: người sử dụng điện thoại khi lái xe có nguy cơ gây ra TNGT cao gấp 4 lần so với bình thường.
Theo ông Tạ Đức Giang, Phó chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội; thời gian qua trên địa bàn Hà Nội xảy ra không ít vụ TNGT. Nguyên nhân do người tham gia giao thông sử dụng điện thoại. Hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại vẫn diễn ra phổ biến trên đường phố, trong đó nhiều nhất là lái xe công nghệ.
“Vừa lái xe vừa sử dụng thiết bị di động tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến tài xế không thể phản ứng. Như khi gặp những tình huống bất ngờ, xảy ra tai nạn là điều khó tránh khỏi”; ông Giang nói và cho rằng: người tham gia giao thông nếu bắt buộc phải sử dụng điện thoại, hãy dừng hẳn xe.
Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe với người điều khiển xe ô tô
Theo điểm a khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm c, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt do sử dụng điện thoại khi lái xe đối với người điều khiển xe ô tô như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe tô tô có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?
Theo điểm h khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 và điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện
Quy định tại điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng điện thoại di động bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Như vậy, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe không được sử dụng điện thoại và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp sai phạm dẫn đến việc bị xử phạt.
Mời bạn xem thêm:
- Những lỗi vi phạm giao thông nào cần hình ảnh?
- Thứ tự các xe đi như thế nào la đúng quy tắc giao thông?
- Hướng dẫn cách tra cứu biên bản vi phạm giao thông nhanh chóng năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe máy như sau:
Phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cụ thể:
– Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực
– Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực
– Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu
– Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe
– Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển
– Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật
– Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường
– Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định
Ngoài ra, xe máy muốn lưu thông trên đường phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung nếu gây tai nạn. Người lái xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với ô tô và xe máy.