Xin chào Luật sư X! Mỗi loại đất sẽ có mục đích sử dụng đất riêng, người sử dụng đất sẽ khai thác, sử dụng đất đúng như mục đích sử dụng đất đã quy định. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đặc biệt là vì lợi ích mà nhiều người đã sử dụng đất sai mục đích. Liệu pháp luật có quy định gì về sử dụng đất sai mục đích không? Tôi muốn hỏi Luật sư sử dụng đất rừng sai mục đích bị xử phạt thế nào? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Sử dụng đất rừng sai mục đích là gì?
Sử dụng đất rừng sai mục đích là hành vi sử dụng đất thuộc sở hữu của mình không đúng với mục đích sử dụng đất được ghi trong Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp sử dụng đất rừng sai mục đích
- Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
Các hình thức xử phạt hành vi sử dụng đất sai mục đích và biện pháp khắc phục hậu quả
Các hình thức xử phạt
Theo khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, các hình phạt bao gồm:
- Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.
Các biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
- Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
- Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
- Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
- Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;
- Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
- Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
- Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
- Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
- Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
- Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
- Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
- Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;
- Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt sử dụng đất sai mục đích
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt sử dụng đất sai mục đích
Theo Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền trong việc xử phạt như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- hạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
- Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
- Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
Mời bạn xem thêm
- Quy định đỗ xe trước cổng cơ quan như thế nào?
- Giấy kết hôn bị xé có làm lại được không?
- Theo đạo phật có được làm công an không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Sử dụng đất rừng sai mục đích”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất là:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và cũng có thể sẽ bị thu hồi.
Theo khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định: việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.