Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản là trình tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản. Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản mà có thể xây dựng một trình tự ban hành tương ứng. Soạn thảo văn bản hành chính cá biệt 2022 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của luật sư X để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Văn bản hành chính cá biệt là gì?
Văn bản là một hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các loại chất liệu chuyên môn, thể hiện ý chí của một chủ thể tới chủ thể khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo hay nói cách khác văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó nhằm thực hiện mục đích của chủ thể.
Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó (giấy, bia đá,…). Văn bản bao gồm các tài liệu, tư liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, các tổ chức kinh tế… như: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ.
Văn bản cá biệt là những quyết định mang tính hành chính mệnh lệnh quản lý thành văn mang tính áp dụng pháp luật hoặc chứa đựng những thông tin điều hành được cơ quan hành chính hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng vi phạm pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành.
Để dễ hiểu, văn bản cá biệt là loại văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức cụ thể (vd. quyết định khen thưởng, quyết định kỉ luật, quyết định bổ nhiệm ai đó giữ chức vụ cụ thể…). Văn bản cá biệt là một yếu tố của sự kiện pháp lí; phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế. Văn bản cá biệt phải có tính hợp pháp và hợp lí và phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật cụ thể, có hình thức thể hiện theo đúng quy định của pháp luật: bản án, quyết định, chỉ thị…
Đặc điểm của văn bản hành chính cá biệt
Thứ nhất: Văn bản cá biệt thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, do những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Thứ hai: Văn bản cá biệt đưa ra quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối với cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
Thứ tư: Có tính hợp pháp và phù hợp với thực tế, phù hợp với pháp luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu không có sự phù hợp nêu trên thì văn bản cá biệt sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ; còn nếu không phù hợp với thực tế sẽ khó được thi hành hoặc thi hành kém hiệu quả.
Thứ năm: Được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: chỉ thị cá biệt…
Thứ sáu: Là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp mà thiếu nó nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp.
Thứ bảy: Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai tính chất này là đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt.
So sánh văn bản hành chính thông thường, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt
Điểm giống nhau:
+ Được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi.
+ Chủ thể: Được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền
+ Nội dung thể hiện ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
+ Hình thức: do pháp luật quy định
+ Thủ tục ban hành: được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định;
+ Là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Điểm khác nhau
VĂN BẢN | HÀNH CHÍNH THÔNG THƯỜNG | QUY PHẠM PHÁP LUẬT | CÁ BIỆT |
Về thẩm quyền | Cũng giống như văn bản cá biệt, về trình tự thủ tục ban hành văn bản hành chính thông thường cũng không được quy định trong văn bản pháp luật riêng mà được quy định trong nhiều văn bản.+ Thủ tục ban hành đơn giản nhất so với 2 loại còn lại. | Được quy định cụ thể, chặt chẽ. | Không được quy định trong văn bản pháp luật riêng mà được quy định trong nhiều văn bản.+ Thủ tục ban hành đơn giản hơn rất nhiều so với thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. |
Về trình tự thủ tục ban hành | Không được quy định trong một văn bản pháp luật riêng mà được quy định trong nhiều văn bản. Thủ tục đơn giản nhất. | Cụ thể, chặt chẽ. Thủ tục lâu nhất. | Không được quy định trong một văn bản pháp luật riêng mà được quy định trong nhiều văn bản. Thủ tục ban hành đơn giản hơn rất nhiều so với thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. |
Về nội dung | Chứa đựng các quy tắc chung mang tính pháp lý hoặc những mệnh lệnh các biệt được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng pháp luật | Chứa đựng quy tắc xử sự chung, đặt ra hành vi ứng xử mang tính khuôn mẫu; | Mệnh lệnh cụ thể, dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết công việc phát sinh |
Về đối tượng thi hành | Đối tượng thi hành luôn cụ thể, xác định (có các dấu hiệu nhân thân nếu là cá nhân, tên gọi, địa chỉ nếu là tổ chức). | Áp dụng nhiều đối tượng hay 1 nhóm đối tượngThường áp dụng nhiều lầnThường hiệu lực có thời gian dài+ Tác động phạm vi rộng | Áp dụng 1 số đối tượng nhất định+ Áp dụng 1 lần+ Hiệu lực thời gian ngắn+ Tác động phạm vi hẹp |
Cách trình bày phần nội dung của quyết định cá biệt
Phần nội dung chính của QĐCB được trình bày theo dạng văn điều khoản theo trật tự logic: quy định khái quát nêu trước, quy định chi tiết, cụ thể nêu sau. Thông thường một QĐCB có từ 2 – 5 điều, tùy theo nội dung của quyết định. Nội dung thường trình bày theo trật tự sau:
Điều 1: quyết định về vấn đề gì, sự việc gì và quyết định như thế nào? (thành lập tổ chức mới; giải thể hoặc sáp nhập cơ quan; điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật… cán bộ; ban hành quy định, quy chế, điều lệ…).
Điều 2 và các điều tiếp theo: cụ thể hóa vấn đề, sự việc nêu ở Điều 1. Thông thường, nếu là quyết định thành lập tổ chức mới thì Điều 2 sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đó (cũng có thể tách chức năng thành một điều riêng); Điều 3: quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế cán bộ (nếu xét thấy cần thiết). Nếu là quyết định bổ nhiệm cán bộ thì Điều 2 sẽ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người được bổ nhiệm, còn Điều 3 quy định quyền lợi mà người đó được hưởng (tiền lương, phụ cấp trách nhiệm…). Nếu là quyết định về sự việc thì các điều tiếp theo Điều 1 gồm những nội dung gì và có bao nhiêu điều, thường tùy thuộc vào nội dung của sự việc đó.
Điều cuối của quyết định: quy định về trách nhiệm thi hành quyết định. Ở điều này cần quy định rõ những ai có trách nhiệm thi hành quyết định (cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân)2.
Ngoài ra, cần lưu ý về thời gian có hiệu lực của quyết định: nếu quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký thì không nhất thiết phải ghi vào quyết định (vì nếu không quy định ngày có hiệu lực khác, QĐCB đương nhiên có hiệu lực kể từ ngày ký). Nhưng nếu quyết định có hiệu lực muộn hơn hoặc sớm hơn ngày ban hành thì cần phải ghi vào quyết định thành một điều riêng trước điều cuối của quyết định hoặc kết hợp với Điều 1. Thời gian có hiệu lực là căn cứ pháp lý để tính tiền lương, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ, công chức, ngày, tháng, năm cơ quan bắt đầu hoạt động, vấn đề sự việc bắt đầu có hiệu lực thi hành…
Như vậy, có thể thấy, trong phần nội dung chính của một quyết định, có 2 điều mang tính chất “cứng” mà quyết định nào cũng phải có. Đó là Điều 1 (quyết định về vấn đề sự việc gì, quyết định như thế nào?) và Điều cuối (trách nhiệm thi hành quyết định). Còn các điều khác thì căn cứ vấn đề cần quy định để thể hiện.
Có thể bạn quan tâm
- Chế định thừa kế thuộc ngành luật nào?
- Đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì theo QĐ?
- Không có mã số thuế cá nhân thì sẽ như thế nào?
- Lý lịch tư pháp có giá trị bao lâu theo QĐ 2022?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Soạn thảo văn bản hành chính cá biệt. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công văn tạm dừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện nay, một văn bản sẽ có những thành phần chính sau
– Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
– Số, ký hiệu của văn bản.
– Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
– Nội dung văn bản.
– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
– Nơi nhận.
Văn bản cá biệt thường gặp là: quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức