Hiện nay chính sách bảo hiểm xã hội đang rất được nhà nước ta quan tâm, bởi nhờ bảo hiểm xã hội mà đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao hơn, điều này đã giúp ích rất lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội của nước ta. Thông thường người dân chỉ nghe đến chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, tuy nhiên để các chính sách hỗ trợ này lan rộng đến với nhiều người dân hơn nữa thì chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đang được phổ biến rộng rãi, trong đó có việc Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Vậy thì “Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện” được quy định thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Với ý nghĩa thiết thực giúp mọi người dân đều có cơ hội được hưởng chính sách hưu trí để đảm bảo an sinh khi về già, hiện nay tại nhiều địa phương của nước ta đã có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân, nhất là nông dân, người lao động tự do được tiếp cận với các chế độ bảo hiểm xã hội thông qua việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Người dân có nhu cầu mua BHXH tự nguyện thì liên hệ cơ quan BHXH nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu BHXH, BHYT (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện) để được hướng dẫn thủ tục và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình.
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:
– Hưởng lương hưu hàng tháng;
– Nhận trợ cấp một lần;
– Trợ cấp mai táng;
– Trợ cấp tuất một lần;
– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.
Những đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng BHXH tự nguyện
Để khuyến khích, thúc đẩy số lượng người lao động tham gia BHXH nhiều hơn nữa thì Chính phủ đã đưa ra các quy định về việc người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định mới hiện nay sẽ được Nhà nước hỗ trợ một khoản tiền đóng bảo hiểm theo tỷ lệ % trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng, việc hỗ trợ này sẽ được thực hiện đối với các đối tượng thuộc diện đặc biệt theo mức chuẩn của pháp luật.
Căn cứ Mục II Phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại Hà Nội được hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện như sau:
“Người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ trường hợp đóng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều 8 Chương III Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH), đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố;
– Người lao động giúp việc gia đình;
– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm);
– Người tham gia khác.
(Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025).”
Theo đó, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định tại Quyết định 13/2021/QĐ-UBND, cụ thể như sau:
– Chuẩn hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.500.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Chuẩn hộ cận nghèo
+ Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.500.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện
Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay đóng vai trò có ý nghĩa rất lớn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do, khi tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động sẽ được giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho mỗi người khi hết tuổi lao động. Hiện nay Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách BHXH tự nguyện sẽ được cải cách theo hướng mở rộng các chế độ đối với người tham gia, tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, số tiền hỗ trợ này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.”
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 điều 12 Thông tư 01/2016/TT- BLĐTBXH quy định như sau:
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mhtt = k × 22% × CN
Trong đó:
– k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo; và 15.400 đồng/tháng đối với các đối tượng khác.
Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n × k × 22% × CN
Trong đó:
– n: số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
– k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu:
Trong đó:
– k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
– r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
– t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
– i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo phương thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.
Tăng mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ năm 2022
Từ ngày 1/1/2022, theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.
Theo quy định của Luật BHXH, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Từ ngày 1/1/2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi. Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 330.000 đồng/tháng (22% x 1,5 triệu đồng), tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện của năm 2021 (chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm này là 700.000 đồng).
Cùng với việc điều chỉnh tăng mức đóng tối thiểu, mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên. Đối với người tham gia thuộc hộ nghèo số tiền hỗ trợ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng (tăng 52.800 đồng); với hộ cận nghèo số tiền hỗ trợ tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng (tăng 44.000 đồng) và các đối tượng khác số tiền hỗ trợ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng (tăng 17.600 đồng).
Đối với mưc đóng tối đa, đến nay do chưa thực hiện cải cách tiền lương, nên lương cơ sở năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng, vì thế, mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng (20 lần mức lương cơ sở).
Đặc biệt, khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng trước đó theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau, thì người tham gia không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng và cung cấp dịch vụ liên quan tới soạn thảo về hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi thường gặp
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
Cụ thể, Nhà nước hỗ trợ bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Về phương thức hỗ trợ, người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH tự nguyện do cơ quan BHXH chỉ định.
Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH.
Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan BHXH chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ BHXH mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
(1) Đóng hàng tháng;
(2) Đóng 03 tháng một lần;
(3) Đóng 06 tháng một lần;
(4) Đóng 12 tháng một lần;
(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).