Trên thực tế pháp luật đất đai cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không hề có quy định nào quy định về khái niệm sổ đỏ, mà đây chỉ là cách gọi thông thường của người dân để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này có ai trò đặc biệt quan trọng, khôgn chỉ đối với người sử dụng đất mà còn đối với cả Nhà nước. Vậy nên các thông tin được ghi nhận trên giấy chứng nhận này phải đảm bảo chính xác và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác thực và công nhận. Vậy thì trong mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay thì “Số sổ đỏ ghi ở đâu”?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời nhé.
Cách đọc thông tin trên sổ đỏ
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được phát hành theo một mẫu thống nhất do Nhà nước quy định cụ thể, mẫu giấy này sẽ được áp dụng rộng rãi đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên phạm vi cả nước. Theo đó thì Giấy chứng nhận gồm có 04 trang, được in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen theo phôi có sẵn với kích thước được quy định cụ thể bao gồm các nội dung như sau:
Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây sẽ gọi tắt là Giấy chứng nhận) bao gồm 4 trang và chứa các nội dung sau:
Trang 1 Giấy chứng nhận bao gồm thông tin:
– Quốc hiệu, Quốc huy, tên đầy đủ của Giấy chứng nhận
– Tên và thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trang 2 Giấy chứng nhận bao gồm thông tin sau:
– Thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú
– Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
Tại trang 2 cần lưu ý các thông tin quan trọng như:
– Thông tin về nhà đất, diện tích có đúng với hồ sơ địa chính và thực tế không
– Hình thức sử dụng đất là sử dụng riêng hay sử dụng chung
– Mục đích sử dụng đất như thế nào vì người dân phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận, nếu tự ý chuyển mục đích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
– Thời hạn sử dụng nhà đất là lâu dài hay có thời hạn sử dụng
Trang 3 Giấy chứng nhận bao gồm thông tin sau:
– Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
Lưu ý, điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT nêu ra 2 trường hợp không thể hiện sơ đồ trên Giấy chứng nhận:
– Trường hợp cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
– Và trường hợp đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”
Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì những nội dung về ghi nợ, xóa nợ, được miễn, được giảm nghĩa vụ tài chính sẽ được thể hiện ở phần Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra, phần này còn thể hiện những nội dung như cho, tặng, thừa kế, sang tên chuyển quyền sử dụng đất và nhà ở cho người khác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa, thay đổi diện tích, thay đổi nghĩa vụ tài chính, thông tin về thế chấp, đính chính nội dung Giấy chứng nhận nếu có sai sót,…
Trang 4 Giấy chứng nhận bao gồm thông tin sau:
– Nội dung tiếp theo của phần Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận tại trang 3
– Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận và mã vạch
Trang bổ sung Giấy chứng nhận:
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, ngoài trang 3 và trang 4 được sử dụng để xác nhận nội dung thay đổi trong Giấy chứng nhận thì còn có thể sử dụng trang bổ sung để xác nhận thay đổi trong các trường hợp như:
– Đăng ký thế chấp, thay đổi nội dung đã đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
– Cho thuê, cho thuê lại đất hoặc xóa cho thuê, cho thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê đã được cấp Giấy chứng nhận chung cho các căn hộ chung cư khi chưa bán;
– Thể hiện sơ đồ tài sản gắn liền với đất trong trường hợp bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể thể hiện trên trang 3
Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, để nhận biết Giấy chứng nhận có trang bổ sung hay không ta kiểm tra xem trên trang 4 Giấy chứng nhận có đóng dấu giáp lai hay không và có ghi chú dòng chữ “Kèm theo Giấy chứng nhận này có Trang bổ sung số: 01,…” hay không.
Số sổ đỏ ghi ở đâu?
Như đã phân tích ở trên khi lãm mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu để cấp sổ đỏ thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bao gồm nhiều loại thông tin chi tiết và cụ thể về thửa đất cũng như ghi nhận các thông tin cơ bản của chủ sở hữu đất. Theo đó thì mỗi một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một thửa đất khác nhau sẽ có một số seri riêng để phân biệt với các giấy chứng nhận cho những mảnh đất khác.
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có quy định như sau:
Mẫu Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
…
Theo đó, số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen ở trang 01 của Giấy chứng nhận còn số vào sổ cấp Giấy chứng nhận ở góc trái trang số 02.
Quy định về mã vạch giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay tình trạng làm giả các loại giấy tờ xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều thủ đoạn tinh vi gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến việc quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý đất đai. Để nhằm hạn chế tình trạng này thì nhiều biện pháp phòng chống đã được ra đời như là việc quy định mã vạch cho các loại giấy tờ. Mã vạch của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ có thể dùng để kiểm tra tính hợp lệ của Giấy chứng nhận này .
Theo quy định tại Điều 15, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về mã vạch giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì:
– Mã vạch giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được in tại cuối trang 4 khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Mã vạch giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dùng để quản lý và tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nội dung của mã vạch thể hiện dãy số nguyên dương, có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, cụ thể trong đó:
+ Ký hiệu MX được hiểu là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất.
Đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất.
+ Ký hiệu MN được hiểu là mã của năm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Ký hiệu ST được hiểu là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp lần đầu theo quy định của pháp luật về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với trường hợp một hồ sơ đăng ký mà ghi vào một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không hết thì phải ghi vào nhiều Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này được ghi chung một số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai đó.
Như vậy, có thể thấy dãy số mã vạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể có 15 hoặc 13 chữ số. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì dãy số có 15 chữ số, các trường hợp còn lại thì dãy số sẽ có 13 số.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật cấp sổ đỏ lần đầu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Số sổ đỏ ghi ở đâu” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, hình thức sử dụng được ghi như sau:
– Ghi “Sử dụng riêng” nếu toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…).
– Ghi “Sử dụng chung” nếu toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất.
Lưu ý: Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.
Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp…phải đăng ký biến động và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm vào sổ địa chính.
Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động (đăng ký sang tên) người sử dụng đất có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu không đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới thì thông tin chuyển nhượng, tặng cho sẽ được ghi tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín).
Ngoài ra, việc thế chấp cũng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính và thông tin thế chấp được thể hiện tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín).