Có bao giờ bạn nhầm lẫn giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý? Làm thế nào để phân biệt được hai khái niệm này? Hãy để Luật sư X giúp bạn So sánh nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý theo quy định hiện hành nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 “ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch ụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó
Chỉ dẫn địa lý là gì?
Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 “ chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm nguồn gốc khu vực; địa phương; vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể
Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý
- Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa
- Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể sử dụng bởi cá nhân; tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
- Các cá nhân; tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ; chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm sản xuất có chất lượng ổn định, giữ được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.
- Đều phải đăng ký xác lập quyền tại có quan nhà nước có thẩm quyền. Các dấu hiệu có thể là từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng.
Điểm khác nhau giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý
Tiêu chí | Nhãn hiệu tập thể | Chỉ dẫn địa lý |
Chức năng | Phân biệt hàng hóa; dịch vụ khác nhau | Phân biệt sản phẩm ở vùng, địa phương nhất định |
Dấu hiệu | Đối với những nhãn hiệu tập thể không chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý; các cá nhân; tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể | Chỉ dẫn địa lý chỉ là những cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý. |
Chủ sở hữu | Nhãn hiệu thập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân | Thuộc sở hữu nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó tại địa phương thì đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu sản phẩm đáp ứng được các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý |
Thời hạn bảo hộ | Bảo hộ lần đầu trong vòng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm | Không xác định thời hạn |
Chuyển giao | Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác. | Không được chuyển nhượng cho chủ thể khác. |
Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì chỉ dẫn đó phải đáp ứng các điều kiện theo luật định.
Tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định:
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng; chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Xem thêm: Chỉ dẫn địa lý là gì?
Các điều kiện trên được hướng dẫn xác định cụ thể như sau:
- Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên; yếu tố về con người quyết định danh tiếng; chất lượng; đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
- Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu; thuỷ văn; địa chất; địa hình; hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
- Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
- Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
- Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
- Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Theo quy định trên khi một sản phẩm muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì phải thỏa mãn cả 2 điều kiện trên. Nếu thiếu một trong hai sẽ không được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể
Khi đã đạt được điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể, Quý khách cần hiểu thêm về quy định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin quy định về thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể, bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trong đó liệt kê tất cả các loại hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký bảo hộ);
- Mẫu nhãn hiệu (Quý khách lưu ý mẫu này phải in màu);
- Chứng từ nộp phí; lệ phí nhà nước;
- Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ (trong trường hợp cá nhân; tổ chức không thể tự mình nộp hồ sơ);
Nội dung quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm
Theo quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây (tập thể có nghĩa là cùng có nhiều người cùng có quyền về nhãn hiệu đã được đăng ký; bản thân mỗi thành viên sẽ được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp đó):
- Tên, địa chỉ, quyết định thành lập hoặc văn bản thể hiện sự thành lập của tổ chức tập thể;
- Các điều kiện kết nạp thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách thành viên được sử dụng nhãn hiệu; nghĩa là danh sách những người có quyền sử dụng nhãn hiệu trong tập thể;
- Các biện pháp xử lý nếu thành viên vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu, biện pháp này là nhằm để tham khảo; trong trường hợp có vi phạm xảy ra thì vẫn sẽ áp dụng theo quy định chung theo chế tài của Luật sở hữu trí tuệ;
- Một số biện pháp bảo vệ nhãn hiệu tránh trường hợp người khác sử dụng trái phép, này là quy định biện pháp bảo trợ riêng của tập thể sở hữu nhãn hiệu;
- Những nội dung cụ thể khác tùy theo yêu cầu và hoạt động của từng tổ chức tập thể, vì mỗi tổ chức tập thể sẽ có quy chế riêng biệt.
Cơ quan thực hiện
Cơ quan thực hiện việc thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể: Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ là 14 đến 18 tháng
Tuy nhiên, hiện nay có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu là rất lớn nên thời gian để thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng có thể kéo dài hơn so với dự kiến.
Có thể bạn quan tâm
- Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
- Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay
- Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về So sánh nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý theo quy định hiện hành Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức; cá nhân đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm; ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Theo quy định của pháp luật thì buổi biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
– Do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
– Được định hình trên bản ghi âm; ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
– Chưa được định hình trên bản ghi âm; ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định
– Được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bí mật kinh doanh được hiểu là một dạng thông tin hay tri thức liên quan đến hoạt động sản xuất; kinh doanh, được giữ bí mật và tạo ra các giá trị kinh tế nhất định cho người nắm giữ thông tin đó.
Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh; điêu khắc và phim; đến các chương trình máy tính; cơ sở dữ liệu; quảng cáo; bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.