Theo quy định của bộ luật Dân sự hiện hành, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình. Việc định đoạt có thể được hiểu là chuyển nhượng lại quyền sở hữu của mình bằng cách tặng cho người khác tài sản đó hay bán lại cho người khác tài sản đó. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều sự nhầm lẫn giữa việc tặng cho tài sản và mượn tài sản. Vậy hai hợp đồng này khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật sư X so sánh hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng tặng cho tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tài sản và quyền đối với tài sản như thế nào?
Khái niệm tài sản: Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Bộ luật cơ bản kế thừa các quy định về thực hiện quyền sở hữu trong bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể theo quy định tại Điều 158:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
– Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
– Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Như vậy, theo quy định nêu trên người có quyền sở hữu tài sản, có quyền định đoạt với tài sản đó. Định đoạt có thể là chuyển nhượng lại quyền sở hữu, thừa kế hoặc tặng cho lại cho người khác.
Hợp đồng mượn tài sản là gì?
Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mượn tài sản như sau:
“Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
Theo đó, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Quy định về hợp đồng tặng cho tài sản thế nào?
Tặng cho tài sản được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho tài sản. Khoa học pháp lý xếp tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng, có đặc điểm riêng biệt so với những loại hợp đồng thông dụng khác.
Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt… Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên. Vì vậy, hợp đồng được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản). Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản
– Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
– Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế. Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy. mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 bộ luật Dân sự 2015
Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Lưu ý:
– Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
– Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai 2013.
So sánh hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng tặng cho khác nhau thế nào?
Như vậy, theo những quy định đã phân tích trên, có thể thấy rằng
Theo nghĩa pháp lý, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Thông thường, hợp đồng mượn tài sản được thực hiện ngay sau khi hai bên đã thoả thuận với nhau về thời gian mượn tài sản đó.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đối tượng của các hợp đồng ngày càng phát triển, đối tượng mượn tài sản không chỉ là vật cụ thể, mà còn là quyền tài sản. Ngoài ra, đối tượng của hợp đồng mượn tài sản có thể là tài sản hình thành trong tương lai như mua hoa lợi, lợi tức hay nhà chung cư đang xây dựng. Trong đó, hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
Do đó, phải chuyển quyền sở hữu đốì với tài sản cho bên được tặng cho. Còn bên cho mượn chuyển giao tài sản cho bên mượn, đồng thời, yêu cầu bên mượn phải trả lại tài sản trong một thời gian nhất định, phải giữ gìn và bảo quản tài sản; nếu tài sản mượn bị mất mát, hư hỏng thì bên mượn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp hợp đồng mượn tài sản không quy định thời gian trả lại tài sản thì bên cho mượn có thể yêu cầu bên mượn trả tài sản bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước theo quy định của pháp luật.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản khác với đối tượng của hợp đồng tặng cho là tài sản cho mượn phải là vật đặc định không tiêu hao. Vì sau khi sử dụng tài sản mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Song đối tượng của hợp đồng tặng cho cũng có thể là vật đặc định không tiêu hao và các loại tài sản khác, nên đốì tượng của hợp đồng tặng cho tài sản rộng lớn hơn đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Đồng thời, vì hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản đều là hợp đồng thực tế, nên tài sản hình thành trong tương lai không thể trở thành đối tượng của hai loại hợp đồng này.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề So sánh hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng tặng cho chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sự bào chữa cho người bị tố chiếm đoạt tài sản Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh năm 2022
- Mẫu hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình năm 2022
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “So sánh hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng tặng cho” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ soạn thảo đơn xin giải thể công ty…, Luật sư X, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
Hợp đồng cho mượn tài sản chuyển giao quyền sử dụng của người cho mượn tài sản sang cho người mượn tài sản trong một thời hạn cho mượn nhất định.