Chào luật sư, ông tôi mất cách đây được hơn một năm. Ông tôi có một mảnh đất ở quê do ông tôi đứng tên. Khi ông mất không để lại di chúc, hay dặn dò gì về mảnh đất này cả. Sổ Đỏ hiện nay là do bố tôi cầm. Tình hình dịch bệnh khó khăn, tôi muốn mượn sổ đỏ đem đi thế chấp để vay ngân hàng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không? Mong nhận được tư vấn của luật sư
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sổ đỏ đứng tên người đã mất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;( hay còn gọi là sổ Đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?
Vay thế chấp là hình thức vay yêu cầu khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp đồng thời có đầy đủ sức khỏe, công việc, thu nhập… để đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Tại câu hỏi này, người sở hữu tài sản đã không còn. Vì thế không thể chứng minh tài sản và cũng không thể mang sổ đỏ đi thế chấp cho ngân hàng.
Trường hợp sổ đỏ đứng tên người đã mất sẽ không vay được vốn ngân hàng. Nguyên nhân là vì người đã mất thì không thể ký xác nhận vay vốn. Tài sản mang ra thế chấp cũng không phải của bạn. Nên bạn không có quyền ủy quyền cho ngân hàng xử lý tài sản trong suốt thời gian vay. Và ngân hàng cũng không thể truy cứu trách nhiệm cho người đã mất. Vì vậy khi người đứng tên sổ đỏ đã bị mất thì khách hàng cần làm các thủ tục sang tên sổ đỏ cho người thừa kế thì mới được phép vay vốn ngân hàng.
Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất
Muốn sang tên sổ đỏ từ người đứng tên đã mất; thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Các bước để khai nhận di sản như sau
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Các giấy tờ bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
- Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế
- CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
- Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
- Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục
Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế
- Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật công chứng.
- Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo
- Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.
Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc; hay tranh chấp gì thì người thừa kế sẽ đến UBND phường, xã; để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối mảnh đất người đã khuất để lại
Thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng; theo quy định của pháp luật;
- Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu; của hai bên mua và bên bán (mỗi thứ 02 bộ tương đương 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh tài sản chung (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
- Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu; (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
- Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp (02 bản chính – kê khai theo mẫu); hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;
- Sơ đồ vị trí thửa đất (01 bản chính – Kê khai theo mẫu)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận 1 cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.
Bước 2: Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới
Căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả; sau khi thực hiện việc đóng các khoản thuế theo quy định; và tới văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề khác như: thành lập công ty trọn gói, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, quyết định tạm ngừng kinh doanh…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Ký kết giấy tờ tại văn phòng công chứng.
Bước 3: Nộp hồ sơ.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bước 5: Nhận kết quả.
3 khoản phí bạn phải nộp khi tiến hành sang tên sổ đỏ là:
Phí công chứng;
Thuế thu nhập cá nhân;
và lệ phí trước bạ.