Sổ đỏ là thuật ngữ quen thuộc đối với người dân, sỏ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhiều bạn đọc thắc mắc và gửi câu hỏi đến Luật sư X rằng Sổ đỏ có phải là tài sản hay không? Pháp luật có những quy định gì liên quan đến sổ đỏ. Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định.
Những thông tin ghi trên sổ đỏ.
Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:
Trang 1 của Giấy chứng nhận
Trang 1 gồm:
– Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;
– Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
– Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trang 2 của Giấy chứng nhận
Trang 2 in chữ màu đen gồm:
– Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
– Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Trang 3 của Giấy chứng nhận
Trang 3 in chữ màu đen gồm:
– Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;
– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.
Trang 4 của Giấy chứng nhận
Trang 4 in chữ màu đen gồm:
– Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
– Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
Trang bổ sung của Giấy chứng nhận
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
– Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
– Số hiệu thửa đất;
– Số phát hành Giấy chứng nhận;
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.
Sổ đỏ có phải là tài sản hay không?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
Đồng thời, tại Công văn 141/TANDTC-KHXX năm 2011 Tòa án nhân dân tối cao giải thích giấy tờ có giá bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
– Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
– Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
– Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”.
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền tài sản liên quan đến đất không được coi là tài sản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Tiền trúng số trong thời gian chuẩn bị ly hôn có phải tài sản chung?
- Đi tù có phải trả nợ hay không? Trả nợ bằng cách nào?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Sổ đỏ có phải là tài sản hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 205 BLDS; 1 người có thể đứng tên không có giới hạn. Tuy nhiên; việc sở hữu đứng tên nhiều bất động sản là đất đai phải đảm bảo nằm trong hạn mức sử dụng đất theo quy định của UBND tỉnh tại thời điểm sở hữu đất đai. Nếu sở hữu tổng diện tích đất vượt quá hạn mức sử dụng đất tại một tỉnh; thì sẽ không được đứng tên sổ đỏ thêm phần đất vượt hạn mức tại tình đó. Tuy nhiên; nếu vượt hạn mức sử dụng đất tại tỉnh này vẫn có thể mua; nhận thừa kế… là đứng tên sổ đỏ ở các tỉnh/thành phố khác chưa vượt hạn mức.
Căn cứ theo Điều 3 Văn bản hợp nhất số 01/2019/VBHN-BTNMT Thông tư quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, sổ đỏ gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm;
Chi phí làm làm sổ đỏ lần đầu = Tiền sử dụng đất + Lệ phí trước bạ+ Lệ phí cấp sổ đỏ + Phí thẩm định hồ sơ
Trong đó:
Tiền sử dụng đất phụ thuộc vào từng địa phương.
Lệ phí trước bạ = 0.5% x (giá đất x diện tích đất)
Lệ phí cấp sổ đỏ tùy thuộc từng địa phương, thông thường từ 10.000 đồng tới 500.000 đồng.