Bạo lực gia đình hay bạo hành gia đình có thể được nhìn nhận dưới hành vi xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng hoặc danh dự của những người thân trong gia đình. Bạo hành gia đình nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân hoặc chịu rủi ro pháp lý cao hơn. Vậy khi bị bạo hành gia đình sẽ liên hệ với cơ quan, tổ chức nào? Số điện thoại là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn đọc Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình.
Bạo lực là gì? Bạo lực gia đình là gì?
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Hành vi bạo hành gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 30 triệu đồng.
Cụ thể, hành vi cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác hay cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng.
Ngược đãi bị xử phạt đến 2 triệu đồng
Các hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ sẽ bị phạt từ 1,5-2 triệu đồng.
Đồng thời, sẽ phạt tiền từ 1-1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Nếu sử dụng công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị phạt từ 1,5-2 triệu đồng.
Ép đi xin ăn phạt 1 triệu
Theo Nghị định, phạt 300.000-500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
Các hành vi: Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động hoặc ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Phát tán hình ảnh xúc phạm danh dự phạt đến 1,5 triệu
Cũng theo Nghị định, hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Ngoài ra, hành vi tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân; cố ý tiết lộ hoặc tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi cũng có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, phạt tiền từ 1-1,5 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình.
Chiều ngày 15/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc Việt Nam (UNFPA) tổ chức Lễ công bố Đường dây nóng 18001768 miễn phí hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực và bàn giao bộ đồ dùng thiết yếu cho nữ nông dân có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến.
Đường dây nóng 18001768 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thiết lập với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ tác động của Covid-19 đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – Đảm bảo tiến độ quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Theo Chủ tịch Lương Quốc Đoàn: Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 đang gây ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, gây ảnh hưởng đáng kể tới nhóm dân số dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, áp lực xã hội và cuộc sống gia đình do hệ quả của đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều người dân mất việc làm, bất ổn trong cuộc sống, điều này khiến phụ nữ càng dễ bị tổn thương trước vấn đề bạo lực gia đình. Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Chính phủ Nhật Bản, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai thí điểm Đường dây nóng 18001768 về tư vấn, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chúng tôi hi vọng và tin tưởng rằng, việc ra đời của đường dây nóng 18001768 sẽ góp phần giải quyết và làm giảm tình trạng bạo lực gia đình ở khu vực nông thôn. Với sự phối hợp liên ngành, đa tổ chức, sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Đại sứ quán Nhật Bản, Hội Nông dân Việt Nam sẽ vận hành Đường dây tư vấn 18001768 hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ, bảo vệ sự an toàn của phụ nữ, trẻ em cũng như nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới của nam giới ở khu vực nông thôn. Đây là một trong những hành động thiết thực, hữu hiệu để Hội Nông dân Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân, đặc biệt nữ hội viên”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
– Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
– Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
– Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.