Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vậy sổ chugn và đồng sở hữu có giống nhau không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Nhà đất Sổ hồng riêng là gì?
“Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Nhà đất sổ chung là gì?
Trước hết, phải khẳng định ngay, trong luật không có khái niệm “sổ”, “sổ chung”, “sổ riêng”, “sổ đỏ”, “sổ hồng”… đây là cách gọi thông thường của người dân, tên gọi chính xác hiện nay của nó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây cũng sẽ gọi là “Sổ”).
Do đó, có thể hiểu nhà đất sổ chung là do nhiều hơn hai người cùng sở hữu một bất động sản mà không có quan hệ con cái hay vợ chồng với nhau và đều có quyền định đoạt mua bán sang nhượng, cho thuê… với bất động sản đó
Hiện nay, Sổ được cấp theo mẫu thống nhất trên toàn quốc bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Do đó, Sổ chung hay riêng thì đều chung một mẫu chỉ khác nhau về nội dung ghi trên Sổ.
Nguyên nhân căn bản và phổ biến nhất dẫn đến việc tồn tại Sổ riêng, Sổ chung là do quy định về tách thửa thửa đất, mỗi tỉnh thành quy định một hạn mức nhất định (tối thiểu bao nhiêu m2, mặt tiền bao nhiêu, dài bao nhiêu…) thì đủ điều kiện cấp Sổ, mà người dân lại không đủ tiền mua trọn thửa, chỉ mua được một phần, nên nhiều người mua chung, hình thành sở hữu chung.
Hiện nay, nhiều công ty bất động sản phân lô đất nông nghiệp nhưng không đủ diện tích theo quy định nhà nước thường dùng hình thức sở hữu chung để bán cho khách hàng nhằm giảm
Sổ chung và đồng sở hữu có giống nhau không?
Nhà đất đồng sở hữu cũng có khái niệm bất động sản do nhiều hơn hai chủ sở hữu mà không có quan hệ con cái hay vợ chồng của chủ sở hữu.và đều có quyền định đoạt mua bán sang nhượng, cho thuê… với bất động sản đó. Do đó, nhà đất đồng sở hữu cũng thường được nhiều người gọi là sổ chung.
Căn cứ pháp lý để được cấp Sổ chung
Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”;
Và Khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2013: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Như vậy, Sổ chung xuất hiện xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và hoàn toàn hợp pháp, không có gì trái pháp luật. Tuy nhiên, nhà sổ chung có rất nhiều vấn đề nếu bạn không hiểu rõ, sẽ không thể thay đổi sau này.
Ưu nhược của đất Sổ chung và đất Sổ riêng
Nhược điểm:
Khác với nhà đất Sổ riêng, chủ sở hữu được tự định đoạt mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, sửa chữa, xây dựng… thì với nhà sổ chung, chủ sở hữu cần phải được sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu chung có tên trên Sổ.
Tuy nhiên có thể dùng hình thức ký hợp đồng uỷ quyền toàn phần tại phòng công chứng sẽ giúp nhược điểm trên được giải quyết phần nào. Tuy nhiên, theo luật Việt Nam thì khi người ủy quyền qua đời thì giấy ủy quyền đó sẽ không còn giá trị nữa.
Vì thế, lời khuyên khi mua nhà sổ chung là chỉ mua trực tiếp từ giai đoạn đầu và không nên mua chuyển nhượng lại vì những hạn chế của ủy quyền như nói bên trên. Khi mua đất hoặc nhà ở mà đồng sở hữu thì lúc sang tên hãy làm hợp đồng uỷ quyền toàn phần ngay tại thời điểm đó luôn để thuận tiện cho mình sau này.
Đặc biệt lưu ý hiện nay nhiều chủ sở hữu Sổ chung không mua bán qua Công chứng được, họ sẽ mua bán giấy tay, mua bán bằng hình thức lập vi bằng, mua bán nhưng làm uỷ quyền công chứng… Tất cả hình thức này đều bất hợp pháp, có thể dẫn đến tiền mất, nhà của người khác, nhà tranh chấp…
Do người mua nhà đồng sở hữu thường là thu nhập thấp, nên dân trí không cao, sau khi vào ở sẽ phát sinh đủ mọi phiền hà , vòi vĩnh. Không nói tới đủ thứ phiền phức khi sinh sống về an ninh, vệ sinh.
Sửa chữa khó khăn do chung móng. Xây dựng lỗi thời kém chất lượng.
Một điểm trừ nữa của sổ chung là bạn không thể dùng nó để thế chấp vay ngân hàng. các chứng minh thu nhập, chi trả khoản vay cũng thẩm định phức tạp hơn sổ riêng nhiều. Do đó, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam không chấp nhận việc vay vốn bằng sổ hồng chung,
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của nhà đất sổ chung là giá rẻ, người thu nhập thấp có thể mua để an cư. Hiện nay, tại TPHCM và các tỉnh lân cận như: Long an , Bình dương, Đồng Nai… quy định diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở từ 50 m2-> 120m2.
Trong đó, chiều rộng của đất ở không được nhỏ hơn 4m. Vì thế, nếu hai chủ sở hữu liền kề không đủ diện tích để được cấp Sổ hồng riêng thì có thể hợp thửa đứng tên chung. Nếu mua nhà sổ chung qua công chứng và đứng tên trên sổ thì nó hoàn toàn hợp pháp, mua sổ chung qua giấy tay, vi bằng, uỷ quyền… thì có rủi ro bị chủ đứng tên trên sổ lật kèo, bị cưỡng chế thi hành án, tranh chấp sau này khi giá trị bất động sản tăng cao.
Nhà sổ hồng riêng nhưng trên đất sử dụng chung là sao?
Khi mua nhà để ở đâu ai muốn “chung chạ” với người khác, nên thường tìm mua nhà sổ hồng riêng. Nhưng vì ham rẻ nên những ai mua nhà lần đầu chưa có kinh nghiệm thường bị dụ dỗ mua nhà có sổ hồng riêng nhưng lại xây trên đất sử dụng chung.
Một thửa đất không đủ điều kiện tách thửa, người ta xây nhiều nhà trên đó, rồi chủ đất làm nhiều sổ hồng riêng – thực chất là sổ phụ. Trên một thửa đất làm được nhiều sổ phụ, và tất cả trên sổ đều ghi rằng:
Mục đích sử dụng: Sử dụng chung.
Nghĩa là thửa đất chung đó thuộc quyền sử dụng chung của tất cả những người mua nhà trên thửa đất đó. Ví dụ có 10 người. Thì sau này một người mua muốn tặng lại ngôi nhà đó cho con mình, hay muốn bán ra, thì phải được tất cả 9 người còn lại đồng ý ra công chứng ký tên.
Trường hợp 9 người mua kia đã chết, thì phải tìm cho đủ tất cả các đứa con của 9 người đó, để năn nỉ, lạy lục, van xin, thậm chí phải cho tiền, thì họ mới chịu ra công chứng ký tên. Nếu chỉ cần 1 trong số đó không đồng ý, thì mãi mãi căn nhà của bạn không được chuyển quyền cho bất cứ ai, kể cả thừa kế theo di chúc.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
- Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sổ chung và đồng sở hữu có giống nhau không”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, thành lập cty, xác nhận tình trạng hôn nhân… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sổ hồng có từ hai chủ sở hữu trở lên không có mối quan hệ vợ chồng/ con cái sẽ được nhà nước công nhận là sổ hồng chung. Cũng chính vì số hồng chung là đồng sở hữu nên mọi giao dịch mua bán liên quan đến đất/ tài sản gắn liền với đất phải có sự đồng ý, chấp thuận của các bên sở hữu. Dù là mua bán/ tặng cho/ thuế chấp hay ủy quyền.
Sổ hồng chung khác sổ hồng riêng ở một số điểm sau đây:
– Chủ thể được cấp giấy chứng nhận:
– Chủ thể được cấp giấy chứng nhận sổ hồng chung là từ 2 cá nhân trở lên không có quan hệ vợ chồng hay con cái với nhau, sổ được cấp cho từng cá nhân có chung quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Chủ thể được cấp sổ hồng riêng là một cá nhân hoặc 2 cá nhân trở lên có quan hệ vợ chồng, con cái với nhau đứng tên trên một sổ được cấp.