Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc các sinh viên “mây mưa” ở những địa điểm nhạy cảm, thậm chí có trường hợp sinh viên quan hệ ngay trong giờ học. Hành vi này bị ghi lại clip và phát tán trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Vậy những sinh viên có hành vi quan hệ tình dục trong giờ học bị xử lý thế nào? có bị buộc thôi học không? Trong nội dung bài tư vấn này, Luật sư X sẽ giời thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi quan hệ tình dục trong giờ học có vi phạm pháp luật không?
Theo quy định của luật pháp, người đủ 16 tuổi trở lên được tự do quan hệ tình dục theo ý chí, nguyện vọng (trừ trường hợp quan hệ người đã có vợ hoặc chồng). Hiện chưa có quy định cấm, cũng như chưa có khung pháp lý điều chỉnh, xử lý sinh viên việc quan hệ tình dục trong giờ học hoặc những hành vi tương tự như vậy. Do vậy, hành vi trên của các cặp đôi tuy phản cảm nhưng lại khộng bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Tuy nhiên, do hành vi quan hệ diễn ra trong giờ học, nên sinh viên có thể bị xử lý kỷ luật theo quy chế của trường. Cụ thể với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ học,…
Mặc dù, hành vi sinh viên quan hệ tình dục trong giờ học không vi phạm pháp luật. Nhưng đối với người Việt Nam, ngoài vấn đề luật pháp thì yếu tố thuần phong mỹ tục là vô cùng quan trọng. Theo đó, hành vi quan hệ tình phục phải được thực hiện ở những nơi kín đáo. Nên đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng về phạm trù đạo đức và văn hóa lối sống.
Hành vi quan hệ tình dục trong giờ học có bị đuổi học không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2, Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 1 Điều 15 và khoản 2,3 Điều 20 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
+ Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
+ Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định. Cụ thể, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
+ Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
+ Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
+ Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
+ Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
+ Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.
Như vậy, sinh viên thực hiện một trong các hành vi nêu trên có thể bị xem xét kỉ luật buộc thôi học. Do đó, hành vi quan hệ tình dục không phải là căn cứ để kỉ luật buộc thôi học.
Từ quy định trên, sinh viên có hành vi quan hệ tình dục trong giờ học không bị buộc thôi học. Tuy nhiên hành vi này lại vi phạm nghiêm trọng về phạm trù đạo đức và văn hóa lối sống. Nên sinh viên có thể bị nhà trường xem xét xử lý kỉ luật bằng các hình thức khác như khiển trách, cảnh cáo,…
Hành vi quan hệ tình dục trong giờ học có bị xử lý kỷ luật không?
Hành vi quan hệ tình dục trong giờ học là hành động vô cùng phản cảm, ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục; vi phạm nghiêm trọng quy chế, nội quy của trường học, trà đạp giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc. Tùy quy chế của từng trường, căn cứ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, sinh viên vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình, khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học.
Cụ thể, căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; quy định hình thức kỷ luật sinh viên như sau:
+ Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
+ Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
+ Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
+ Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật Việt Nam hiện không có quy định cấm các cặp đôi quan hệ tình dục ở nơi công cộng, cũng như chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Vì vậy, hành vi này không bị xử phạt.
Tuy nhiên, hành vi này lại vi phạm nghiêm trọng về phạm trù đạo đức và văn hóa lối sống.
Người nào phát tán các thông tin về đời tư cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ hoặc pháp luật không cho phép sẽ bị xử phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Người có quyền lợi bị xâm phạm yêu cầu trực tiếp người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc đăng tải hình ảnh, video nhạy cảm của mình.
Nếu đối phương vẫn tiếp tục vi phạm, thì họ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc đăng tải video, sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại; và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nếu bị đăng tải video nhạy cảm, thông tin cá nhân, hình ảnh lên mạng xã hội,…(Căn cứ Điều 32 Bộ luật dân sự 2015)