Học hộ, thi hộ đây là vấn đề không còn quá mới mẻ trong ngành giáo dục. Mặc dù, hiện nay do sự phát triển của mạng xã hội, mạng Inernet, việc sử dụng các kênh trực tuyến này đã cung cấp phục vụ cho hoạt động “dịch vụ” học hộ, thi hộ đang ngày càng rầm rộ bao giờ hết. Ngày nay, việc học hộ, thi hộ đang diễn ra phổ biến, rất nhiều hành vi này ảnh hưởng lỡn đến chất lượng giáo dục của cả một hệ thống giáo dục Việt Nam. Vậy, đối với sinh viên có hành vi thi hộ thì pháp luật hiện hành có những chế tài như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Sinh viên nhờ người thi hộ bị phạt bao nhiêu tiền” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Xử phạt hành vi làm giả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, căn cước công dân để đi thi hộ
Trong trường hợp làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân để thực hiện hành vi học hộ, thi hộ sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả đó thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, làm giả tử 02 đến 05 con dấu hoặc tài liệu và giấy tờ khác; thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 341 của Bộ luật này với khung hình phạt tù từ 02 đến 05 năm.
Như vậy, việc thực hiện hành vi học hộ, nhờ, thuê học hộ là hành vi gian lận trong thi cử sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về giáo dục. Còn đối với hành vi thi hộ làm xâm phạm đến chế độ thi cử, cơ chế tuyển sinh của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 16.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng mức độ của hành vi.
Sinh viên nhờ người thi hộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo đó, Điều 14 Nghị định 04/2021 quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thi như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định về thi
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hạnh vi làm mất bài thi của thí sinh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
Đồng thời, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021 quy định:
“Điều 3. Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục
3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn phúc khảo bài thi học kỳ THPT 2022
- Bao nhiêu tuổi thì được mua bảo hiểm y tế?
- Năm 2023 bấm lỗ tai có được thi quân đội không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Sinh viên nhờ người thi hộ bị phạt bao nhiêu tiền”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn Ly hôn nhanh Bắc Giang thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 14 về xử phạt hành vi vi phạm quy định về thi cử, đối với người thực hiện hành vi thi hộ, thi thay, thi kèm hoặc nhờ người khác thi hộ, thi thay, thi kèm sẽ bị xử phạt hành chính từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Hành vi học hộ, thi hộ là một trong những hành vi bị cấm trong Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy Ban hành kèm theo Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những hành vi này được pháp luật quy định về chế tài xử lý trong Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Sinh viên đi thuê người thi hộ; hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm. Đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai