Thực hiện chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 588/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2020 về “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030”, ngày 25 tháng 01 năm 2021, Bộ Y Tế ban hành Thông tư 01/2021/TT-BYT để hướng dẫn các địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số, trong đó.
Sinh con thứ 3 được nhà nước hỗ trợ không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Sinh con thứ 3 được nhà nước hỗ trợ không
Bộ Y tế đưa ra các trường hợp khuyến khích đối với cá nhân như sau:
Căn cứ vào mục tiêu chính sách dân số và thực tiễn, để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, địa phương lựa chọn quyết định một số nội dung cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ cho cặp vợ chồng sinh 02 con một bề cam kết không sinh thêm con như:
- Tôn vinh, biểu dương việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, con học giỏi, thành đạt;
- Miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua BHYT học sinh;
- Hỗ trợ sữa học đường;
Căn cứ vào quy định nêu trên, hiện nay Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng cho phụ nữ khi sinh con thứ 3, thứ 4.
Chính sách hỗ trợ phụ nữ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con
Ngày 15/4/2016 Liên bộ Y tế, Tài chính, Lao động TB&XH ban hành Thông tư Liên tịch số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH quy định chi tiết Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
Đối tượng được hỗ trợ là phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- 1. Sinh một hoặc hai con;
- 2. Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- 3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
- 4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
- 5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
- 6. Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
- 7. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);
- 8. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;
- 9. Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Hồ sơ xét hưởng chính sách hỗ trợ
1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh con đúng chính sách dân số của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Thân nhân trực tiếp của đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện kê khai trong trường hợp đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đã chết hoặc không biết chữ, sức khỏe yếu, không tự khai được.
2. Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu một số giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, bao gồm:
a) Giấy đăng ký kết hôn đối với đối tượng hưởng chính sách là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số.
b) Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương đối với trường hợp sinh con thứ ba nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền;
Đảng viên sinh con thứ 3 có bị phạt không
Chính sách dân số trước đây là khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 – 2 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Do vậy, việc Đảng viên sinh con thứ 3 là vi phạm kỷ luật của Đảng, tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều bị xử lý kỷ luật. Theo Quy định 05-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành vào giữa năm 2018, có 7 trường hợp sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình bao gồm:
Cặp vợ chồng sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên);
Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
Trước đây, quy định kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 được hướng dẫn tại Quy định 102-QĐ/TW năm 2017. Tuy nhiên, Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 đã không còn liệt kê các hành vi đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 bị kỷ luật mà thay vào đó là cụm từ “vi phạm chính sách dân số”.
(1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
– Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
– Vi phạm chính sách dân số.
(2) Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
– Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
– Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
(3) Trường hợp vi phạm Khoản (1), (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 không bị kỷ luật
Theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW ngày 28/8/2018, các trường hợp không bị xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 gồm:
(1) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT.
(2) Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
(3) Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
(4) Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
(5) Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
(6) Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
(Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống).
(7) Sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).
(8) Phụ nữ chưa kết hôn sinh 03 con trở lên trong cùng một lần sinh.
(9) Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục bản án ly hôn online, thành lập công ty cổ phần, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
hiện nay Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng cho phụ nữ khi sinh con thứ 3, thứ 4 mà chỉ có quyết định một số nội dung cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ cho cặp vợ chồng sinh 02 con một bề cam kết không sinh thêm con.
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, một trong các đối tượng được hưởng chế độ thai sản là cán bộ, công chức, viên chức; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn.
Do đó, có thể thấy, để được hưởng chế độ thai sản, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời gian và quá trình đóng bảo hiểm xã hội của lao động nữ mà không căn cứ vào việc người này sinh con lần thứ mấy.
Như vậy, sinh con thứ 3 là việc vi phạm quy định của pháp luật về dân số theo khoản 9 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã nêu ở trên. Như vậy, giáo viên sinh con thứ 3 bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.