Việc thành lập doanh nghiệp đã không còn xa lạ gì đối với mọi người. Hiện nay, số lượng thành lập doanh nghiệp ngày càng nhiều bởi có lẽ nó thu lại một nguồn thu nhập lớn cũng như tạp nên danh tiếng cho bản thân và công ty. Tuy nhiên, khi thành lập công ty ai cũng nghĩ là ai cũng có thể thành lập doanh nghiệp được. Pháp luật Việt Nam có quy định với một số đối tượng nhất định không được thành lập doanh nghiệp. Để biết thêm quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mời bạn đọc tham khảo bài viết “Sĩ quan quân đội có được thành lập doanh nghiệp không 2022?” của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Sĩ quan là gì?
Sĩ quan là cán bộ thuộc Lực lượng Vũ trang (quân đội, cảnh sát/công an) của một quốc gia có chủ quyền, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác được Nhà nước của Quốc gia đó phong, thăng quân hàm cấp Úy, Tá, Tướng.
Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2000 quy định về sĩ quan như sau:
- Sĩ quan là công dân Việt Nam,
- Hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá và cấp Tướng,
- Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp tham gia một số nhiệm vụ khác.
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam ngay từ khi thành lập (1944) luôn là một lực lượng tin cậy của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Luật sĩ quan cũng xác định sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là người cán bộ của Đảng cộng sản và của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ai không được thành lập doanh nghiệp?
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
(1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
(3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
(4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
(5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
(6) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
(7) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Sĩ quan quân đội có được thành lập doanh nghiệp không 2022?
Tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Sĩ quan quân đội góp vốn vào doanh nghiệp có được không?
Tại Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Tại Điểm e Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về người có chức vụ, quyền hạn như sau:
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
Mời bạn xem thêm:
- Cấp bậc H1 trong quân đội là gì?
- Quy định về thời gian thăng cấp bậc hàm trong quân đội?
- Quy định luân chuyển cán bộ trong Quân đội như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sĩ quan quân đội có được thành lập doanh nghiệp không 2022?”. Hy vọng sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề như bồi thường thu hồi đất, tiền bồi thường thu hồi đất, tra cứu quy hoạch thửa đất, Tra cứu chỉ giới xây dựng, “Độ pô” phạt bao nhiêu tiền… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
Pháp luật quy định sĩ quan không được quyền thành lập doanh nghiệp nhằm tránh việc các chủ thể này biến việc kinh doanh thành công cụ thể lạm quyền và tham nhũng. Bởi vì, sĩ quan là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và là người nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
Nếu không có những quy định này, rất có thể trong các hoạt động kinh doanh họ đan xen với việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước, xao nhãng nhiệm vụ, tư lợi cá nhân, thậm chí có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp do một số lý do nhất định pháp luật có quy định hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp, công ty của các cá nhân. Cụ thể như sau:
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân;
Thành viên hợp danh không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
(Khoản 1, Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020)
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
(Khoản 3, Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020)