Xin chào Luật sư. Hiện nay việc uống rượu bia nhưng vẫn tham gia điều khiển phương tiện giao thông không phải là điều hiếm gặp, điều này dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng, thiệt hại lớn về người và tài sản, minh chứng cho thấy rằng thời gian gần đây rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm do uống rượu bia tham gia lái xe gây ra. Tôi có thắc mắc rằng trong trường hợp say rượu lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm không? Giả sử trong trường hợp người gây tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế thì uống rượu bia, bị tai nạn giao thông và phải nhập viện thì có được bảo hiểm chi trả không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Hiện nay những vụ việc tai nạn giao thông diễn ra ngày càng nhiều, pháp luật đã đặt ra những chế tài nghiêm khắc xử lý hành vi này. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Say rượu lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm không?
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Nếu người điều khiển phương tiện uống rượu, bia tham gia giao thông, cho dù phương tiện đã có bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì khi gây tai nạn cũng không được bồi thường theo Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Cụ thể, Điều 13 Nghị định 03 năm 2021 chỉ ra 08 trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại bao gồm:
– Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
– Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
– Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
– Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
– Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
– Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
– Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
– Chiến tranh, khủng bố, động đất.
Uống rượu, bia gây tai nạn bị xử phạt như thế nào?
Chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu hoặc đường thở khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện đều bị xử phạt hành chính.
Theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà phát hiện có nồng độ cồn trong máu/khí thở có thể bị phạt đến 40 triệu đồng đối với ô tô và 08 triệu đồng đối với xe máy.
Trường hợp uống rượu, bia gây tai nạn, thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người nào tham gia giao thông đường bộ có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt tù từ 03 – 10 năm.
Trường hợp gây thương tích nặng/làm chết từ 03 người trở lên hoặc gây thiệt hại lớn trên 1,5 tỷ đồng thậm chí có thể bị phạt tù từ 07 – 15 năm.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Tai nạn giao thông do say rượu có được hưởng bảo hiểm y tế
Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế bao gồm:
“1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa
10. Bị bãi bỏ
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
12. Bị bãi bỏ “.
Như vậy, theo quy định trên việc xảy ra tai nạn giao thông do say rượu mà không bị kết luận là nghiệm rượu thì vẫn được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách kiểm tra đăng ký xe ô tô thật giả tránh bị lừa
- Chính sách bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam mới nhất
- Có nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm, cái nào tốt hơn?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi say rượu lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tìm hiểu về tư vấn pháp lý về vấn đề tạm ngừng doanh nghiệp hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Bảo hiểm xe ô tô là phương thức bảo vệ nhóm đối tượng con người, tài sản và cả những hàng hóa vận chuyển có liên quan khỏi những rủi ro hay tổn thất có thể xảy ra. Khi người lái xe tham gia giao thông và gặp rủi ro thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho những thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản theo đúng hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô chỉ được hủy bỏ nếu:
– Xe ô tô bị thu hồi biển số và đăng ký theo quy định
– Chiếc xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng
– Xe ô tô bị mất, được xác nhận bởi cơ quan công an
– Xe ô tô bị hỏng, bị phá hủy không thể sử dụng và được xác nhận bởi cơ quan giao thông
Bảo hiểm vật chất xe ô tô (bảo hiểm thân vỏ xe ô tô), cũng là loại bảo hiểm tự nguyện, có vai trò bảo vệ thân vỏ và máy móc, thiết bị của xe ô tô. Theo đó, khi có tai nạn giao thông xảy ra, bên phía dịch vụ bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi phí để khắc phục các thiệt hại như trầy xước, móp méo, cháy nổ, mất cắp,…