Xin chào Luật sư X. Tôi có muốn xây nhà của mình rộng rãi hơn nên có muốn mua đất của nhà hàng xóm bên cạnh. Cả hai đã thoả thuận xong về giá cả, chúng tôi có làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tuy nhiên đã khoảng nửa năm trôi qua mà nhà hàng xóm này vẫn chưa đăng ký sang tên sổ đỏ đất đai cho tôi, vì tin tưởng và tình làng nghĩa xóm nên tôi cũng không nhắc. Tôi có thắc mắc rằng sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sẽ thực hiện sang tên sổ đỏ khi nào? Trong trường hợp của tôi liệu có bị xử phạt hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với thắc mắc nêu trên của bạn, tại nội dung bài viết dưới đây Luật sư X sẽ giải đáp, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng đất được hiểu là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:
- Thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng: tên, số CMND hoặc CCCD.
- Thông tin về thửa đất chuyển nhượng: loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất, thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng…
- Quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Giá chuyển nhượng.
- Phương thức, thời hạn thanh toán.
- Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng.
- Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Lời cam kết thông tin ghi trên hợp đồng là đúng sự thật.
Tải xuống mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
– Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
+ Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
– Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
+ Hợp đồng chuyển nhượng bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
+ Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ khi nào?
Căn cứ điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định về đăng ký biến động (tức sang tên sổ đỏ) như sau:
“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
…
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
….
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.”
Như vậy, khi làm hợp đồng chuyển nhượng đất, đã được công chứng thì trong thời hạn 30 ngày các bên, bao gồm cả bên mua và bên bán phải làm thủ tục đăng ký biến động (tức thủ tục sang tên sổ đỏ).
Có được sử dụng đất đã làm hợp đồng chuyển nhượng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục sang bên bìa đỏ không?
Việc mua bán nhà đất có hợp pháp hay không phụ thuộc chủ yếu vào khâu đăng bộ nhà đất. Như vậy, khi chưa thực hiện thủ tục sang tên bìa đỏ thì sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất mà không thực hiện đăng ký biến động như sau:
“Điều 17. Không đăng ký đất đai
1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.”
Như vậy, nếu tự ý xây nhà trên mảnh đất này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này như quy định nêu trên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất thực hiện như thế nào?
- Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ khi nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn về thủ tục bồi thường khi nhà nước thu hồi đất hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định chuyển nhương quyền sử dụng đất khi: có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hay “sang tên sổ đỏ”, “sang tên quyền sử dụng đất”…) là việc thực hiện thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà, đất. Việc đăng ký biến động được thể hiện rõ trong Giấy chứng nhận (hay còn gọi là “sổ đỏ”). Khi đó người nhận chuyển nhượng sẽ được đứng tên trong Giấy chứng nhận.
Theo quy định, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất.