Chào Luật sư X, tôi hiện đang thường trú tại tỉnh Long An, đang muốn chuyển nhượng lại thửa đất rộng 1045 mét vuông và nhà kho là tài sản gắn liền với đất. Các thỏa thuận đã gần như hoàn tất và chỉ cần làm thủ tục sang tên. Tuy nhiên bên mua vì sợ mua nhầm đất có tranh chấp nên đã yêu cầu tôi phải ký giáp ranh đất thì mới đồng ý mua. Vậy sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không? Thủ tục đăng ký biến động đất đai năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Ký giáp ranh đất là gì?
Ký giáp ranh đất là việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh giới, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của họ. Ký giáp ranh đất là cách dễ dàng nhất để xác nhận tình trạng không có tranh chấp đất giáp ranh và không lấn chiếm đất với những người sử dụng đất liền kề.
Cách xác định ranh giới thửa đất
Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, xác định ranh giới thửa đất được quy định như sau:
- Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới;
Đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
- Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của Tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Lưu ý: Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã) nơi có thửa đất để giải quyết.
Nếu tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
Sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không?
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 167 và Điều 188 Luật Đất đai 2013, để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đã được cấp sổ đỏ trước đó không phân biệt loại đất như làm sổ đỏ đất xen kẹt hay đất lấn chiếm, khi có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Điều kiện của thửa đất được chuyển nhượng
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”.
Lưu ý: Khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất không cần ký giáp ranh để xác định có hay không có tranh chấp đất đai.
(2) Điều kiện của bên nhận chuyển nhượng
Bên nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013. Nói cách khác, người nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp cấm nhận chuyển nhượng theo quy định, cụ thể:
- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
(3) Điều kiện về chủ thể
Các bên chuyển nhượng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Các bên chuyển nhượng hoàn toàn tự nguyện.
(4) Điều kiện về mục đích, nội dung
Mục đích và nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không vi phạm điều cấm của luật, đạo đức xã hội.
(5) Điều kiện về hình thức
Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
(6) Được đăng ký biến động theo đúng quy định (đăng ký sang tên Sổ đỏ)
Như vậy, điều kiện để giao dịch dân sự hợp pháp nói chung và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, phát sinh hiệu lực nói riêng không có quy định phải ký giáp ranh. Nói cách khác, không có quy định bắt buộc phải ký giáp ranh.
Thủ tục đăng ký biến động (đăng ký sang tên)
Khoản 2 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm và các công việc của Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai khi tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký biến động trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng như sau:
(1) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
(2) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
(3) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, khi kiểm tra hồ sơ nếu có đủ điều kiện thì Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc theo thẩm quyền như trên. Trong đó, không có quy định yêu cầu xác nhận hiện trạng thửa đất như thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Nói cách khác, không có quy định ký giáp ranh khi chuyển nhượng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Biên bản ký giáp ranh được thực hiện trong 2 trường hợp:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Yêu cầu bổ sung hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai giữa 2 nhà liền kề.
Như vậy không có trường hợp xây nhà phải ký giáp ranh trong các yêu cầu trên. Mảnh đất đang làm thủ tục cấp sổ đỏ nhưng hàng xóm không chịu ký giáp ranh đất thì gia chủ vẫn được nộp hồ sơ cấp sổ đỏ để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Vì không có thông tư hay nghị định nào quy định từ chối tiếp nhận hồ sơ khi hàng xóm không ký giáp ranh.
Hơn nữa, theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ký giáp ranh không phải là thủ tục bắt buộc khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Bên nhận chuyển nhượng không được thuộc một trong các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Nhiều thửa đất có ranh giới là nhiều đoạn gấp khúc (Mua bán đất vườn, đất nông nghiệp rất hay gặp trường hợp này) trong khi thực tế mốc ranh giới đất lại thường chỉ được cắm 4 góc làm dễ bị lấn chiếm, mất đất. Vì vậy sau khi mua xong đất bạn cần liên hệ các hộ liền kề để xác định lại ranh giới đất trước khi có thể xây quây đất lại.
Xác định ranh giới đất để phòng tránh tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất.
Việc ký xác định ranh giới thửa đất là thủ tục bắt buộc khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.