Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Do đó, nếu giống vật nuôi mà không được chọn lọc hay giống vật nuôi kém chất lượng; thì sẽ cho chất lượng sản phẩm không đúng như ban đầu đã đề xuất; gây thiệt hại về kinh tế; chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người chăn nuôi. Vậy hành vi sản xuất giống vật nuôi kém chất lượng bị xử lý thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Giống vật nuôi là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018 quy định về giống vật nuôi như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
9, Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Theo quy định trên, có thể hiểu giồng vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau; trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi trồng giống nhau sẽ có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau; có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
Phân loại giống vật nuôi Giống vật nuôi được nuôi được phân loại theo: theo nguồn gốc của giống; theo mức độ tiến hoá của giống; và theo hướng sản xuất.
Sản xuất giống vật nuôi kém chất lượng bị xử lý thế nào?
Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Do đó, nếu giống vật nuôi mà không được chọn lọc hay giống vật nuôi kém chất lượng; thì sẽ cho chất lượng sản phẩm không đúng như ban đầu đã đề xuất; gây thiệt hại về kinh tế; chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người chăn nuôi.
Sản xuất giống vật nuôi kém chất lượng có thể bị phạt đến 15 triệu đồng
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định về sản xuất giồng vật nuôi kém chất lượng bị xử lý như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về chất lượng giống vật nuôi trong sản xuất, mua bán
1, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán giống vật nuôi có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị dưới 50.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi sản xuất giống vật nuôi kém chất lượng; có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố; đối với lô hàng có giá trị dưới 50.000.000 đồng sẽ bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Hơn nữa, tùy theo hậu quả vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi mua bán giống vật nuôi có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất giồng vật nuôi kém chất lượng còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; là buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống vật nuôi đã bán ra ngoài thị trường; và thu hồi toàn bộ giống vật nuôi kém chất lượng đó. Cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 14/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về chất lượng giống vật nuôi trong sản xuất, mua bán
3, Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng giống vật nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm: Sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Hồ sơ công nhận dòng, giống vật nuôi mới bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận dòng, giống vật nuôi mới, ghi rõ tên dòng, giống vật nuôi, nguồn gốc, xuất xứ;
+ Kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng.
+ Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.
+ Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.