Mới đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An; một đối tượng tên B.Q.P (1986, tỉnh Hải Dương); nghĩ ra cách sản xuất thuốc điều trị ho để bán ra thị trường. P. tìm gặp N.H.T. (1983, trú P. Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai, Nghệ An) bàn bạc; thống nhất về việc P. chịu trách nhiệm tìm nguồn hàng thuốc ho Pharcoter giả; còn T. chịu trách nhiệm về khâu tiêu thụ trên thị trường. Vậy, Sản xuất buôn bán thuốc giả có bị phạt tù theo quy định pháp luật không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ban hành ngày 26/08/2020 của Chính phủ
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Thế nào là thuốc giả?
Theo điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; thuốc giả được liệt kê là một trong những loại hàng giả.
Cụ thể, tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược năm 2016 quy định; thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có dược chất, dược liệu;
- Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn; đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng; nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất; nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
Theo quy định trên, có thể thấy, các loại thuốc giả đều không được đảm bảo về chất lượng thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đồng thời, buôn bán thuốc giả là hành vi trái pháp luật và người buôn bán thuốc giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Xử lý hành chính đối với người sản xuất buôn bán thuốc giả
Trường hợp buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa thì bị xử lý theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; thì mức phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng, mức phạt tiền cao nhất 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt nêu trên đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc trường hợp là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Sản xuất buôn bán thuốc giả có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
Tại Điều 194 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm, nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 01 – 04 tỷ đồng.
Ngoài ra, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người phạm tội này có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội phạm là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Thu lợi bất chính 02 tỷ đồng trở lên; Làm chết 02 người trở lên;… Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Với trường hợp này, nếu pháp nhân thương mại thực hiện thì bị phạt tiền từ 15 – 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 – 03 năm.
Ngoài ra, không chỉ bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung được áp dụng với pháp nhân thương mại khi phạm tội này là phạt tiền từ 100 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
Xử lý hành vi sản xuất buôn bán thuốc giả ở Nghệ An
Mới đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An; một đối tượng tên B.Q.P (1986, tỉnh Hải Dương); nghĩ ra cách sản xuất thuốc điều trị ho để bán ra thị trường. P. tìm gặp N.H.T. (1983, trú P. Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai, Nghệ An) bàn bạc, thống nhất về việc P.; chịu trách nhiệm tìm nguồn hàng thuốc ho Pharcoter giả; còn T. chịu trách nhiệm về khâu tiêu thụ trên thị trường.
Để thực hiện kế hoạch của mình; B.Q.P quay về TP Hải Dương thuê V.T (là dược sỹ; chủ cơ sở chuyên sản xuất vitamin dạng kẹo) sản xuất 100kg viên thuốc Pharcoter giả. Tháng 7-2020, B.Q.P mang theo 10 viên thuốc mẫu, bảo là thuốc ho, đặt V.T làm để bán online. Sản xuất được mẻ thuốc đầu tiên, màu sắc chưa đúng như mẫu; P. mang 10 lọ thuốc kháng sinh đến nói T. trộn vào nguyên liệu để làm.
Sau khi V.T pha trộn, điều chỉnh các nguyên liệu gồm đường, can-xi, lác-tô và Bromelain để có thành phẩm giống màu sắc, kích cỡ, hình dáng viên thuốc mẫu mà P. đưa. Thấy thuốc được làm giả giống như hàng thật nên P. đồng ý để V.T. bắt tay vào sản xuất 100kg viên thuốc này.
Như vậy, hành vi của B.Q.P và V.T có thể cấu thành hành vi phạm tội với tội danh:”Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”; và N.H.T về tội: “”Mua bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Theo kết luận giám định tài sản: 9.440 họ thuốc Pharacoter mà nhóm sản xuất, buôn bán có giá thị trường là hơn 680 triệu đồng. Do đó, B.Q.P;V.T; N.H.T có thể bị xử phạt từ 05 đến 12 năm tù.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Sản xuất buôn bán thuốc giả có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp