Sàn giao dịch bất động sản là từ ngữ quen thuộc, thường được nhắc tới trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sàn giao dịch bất động sản là gì? Cơ cấu tổ chức, hoạt động của sàn giao dịch như thế nào. Do đó, trong nội dung bài viết này; phòng tư vấn Luật đất đai của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Sàn giao dịch bất động sản là gì?
Hiện nay, bất động sản được xem là một kênh đầu tư sinh lời, trú ẩn an toàn; do đó, nhu cầu mua bán chuyển nhượng bất động sản ngày càng tăng cao. Nhưng việc tìm thông tin về bất động sản đáp ứng đủ các điều kiện về mặt pháp lý gặp khá nhiều khó khăn; bởi một phần vì thị trường bất động sản diễn ra quá sôi động; các dự án được mở ra ngày càng nhiều; hơn nữa nhiều đối tượng lừa đảo, cung cấp thông tin sai sự thật về bất động sản,… Bên cạnh đó, người dùng cần phải biết thêm nhiều thông tin về bất động sản để so sánh, đối chiều và đưa ra lựa chọn.
Bởi vậy, nhiều người tìm đến các sàn giao dịch bất động sản; để được tư vấn, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, tư vấn về bất động sản; cũng như tìm người có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014; quy định về sàn giao dịch bất động sản như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6, Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Như vậy, có thể hiểu sàn giao dịch bất động sản là nơi cung cấp các dịch vụ; diễn ra các hoạt động giao dịch giữa người bán và người mua về bất động sản; hỗ trợ thủ tục pháp lý chuyển nhượng bất động sản,…Sàn giao dịch có các thông tin về bất động sản như vị trí, hình dáng, kích thước, chất lượng, mức giá. Đây là một mô hình hoạt động rất khắt khe; phải đảm bảo đáp ứng tuyệt đối những quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của sàn giao dịch bất động sản
Sàn giao dịch bất động sản là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị thuộc doanh nghiệp; mọi hoạt động của sàn giao dịch phải chịu sự chỉ đạo của doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 25 Thông tư 11/2017/TT-BXD; quy định về mô hình tổ chức của sàn giao dịch bất động sản như sau: Cơ cấu tổ chức của sàn giao dịch bất động sản gồm người quản lý điều hành sàn (Giám đốc sàn); và các bộ phận chuyên môn phù hợp với quy mô hoạt động của sàn.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; phải chịu trách nhiệm về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
Người quản lý điều hành sàn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bổ nhiệm; được ủy quyền quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; chịu trách nhiệm trước người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và trước pháp luật về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
Căn cứ Điều 70 Luật kinh doanh bất động sản và Điều 26 Thông tư 11/2015/TT-BXD; quy định nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản như sau:
+ Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
+ Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Trong quá trình hoạt động, sản giao dịch bất động sản phải lưu ý các vấn đề sau:
+ Sàn giao dịch bất động sản phải công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định.
+ Sàn giao dịch bất động sản có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ pháp lý của bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh tại sàn; nếu đủ điều kiện giao dịch mới được giới thiệu cho khách hàng. Sàn giao dịch bất động sản chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về thông tin đã cung cấp cho khách hàng.
+ Các hoạt động dịch vụ của sàn giao dịch bất động sản phải được thực hiện thông qua hợp đồng.
+ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; thực hiện theo quy định tại Điều 71, 72 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch bất động sản; thực hiện theo quy định tại Điều 73 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
+ Sàn giao dịch bất động sản có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền, báo cáo về phòng chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về Phòng chống rửa tiền.
+ Sàn giao dịch bất động sản có trách nhiệm lập báo cáo hàng tháng về tình hình giao dịch qua sàn. Báo cáo được gửi trước ngày 05 của tháng sau về Sở Xây dựng địa phương và Bộ Xây dựng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Đất đai do lấn chiếm mà có thì có được cấp sổ đỏ không ?
Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Nội dung kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản bao gồm:
+ Tư vấn pháp luật về bất động sản;
+ Tư vấn về đầu tư tạo lập, kinh doanh bất động sản;
+ Tư vấn về tài chính bất động sản;
+ Tư vấn về giá bất động sản;
+ Tư vấn về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
+ Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.