Nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh có sự thay đổi địa chỉ nhiều lần. Sau mỗi lần thay đổi địa chỉ này doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký lại với cơ quan thuế cũng như cơ quan quản lý tại địa phương để cập nhật địa chỉ này. Trong thời gian đầu khi doanh nghiệp nhập xuất hoá đơn sẽ có những sự nhầm lẫn nếu không thực sự để ý. Vậy trường hợp sai hoá đơn điện tử thì cần xử lý như thế nào? Và hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có chỉnh sửa được không? Để làm rõ vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Sai địa chỉ trên hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế xử lý thế nào?” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Hóa đơn thế nào được xem là hợp pháp?
Có nhiều dạng hoá đơn hiện nay như hoá đơn giấy, hoá đơn điện tử, hoá đơn có thuế…. mỗi loại hoá đơn lại có những giá trị khác nhau và những phương pháp biểu hiện khác nhau. Vậy khi nào một hoá đơn được coi là hợp pháp? Bạn có thể mua được rất nhiều những hoá đơn khác nhau tại những hiệu sách, những cửa hàng in hay những đại lý chuyên cung cấp dịch vụ này. Những mẫu hoá đơn cũng đa đạng và có nhiều hình thức để cho bạn lựa chọn. Những hoá đơn này cũng được coi là những hoá đơn hợp pháp nếu nó đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau mà chúng tôi phân tích dưới đây:
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Trong đó, nội dung của hóa đơn được quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đơn cử như:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
– Số hóa đơn;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua;
– Thời điểm lập hóa đơn;
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử;
– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; …
Nội dung trên hóa đơn điện tử bao gồm những gì?
Hoá đơn điện tử là hoá đơn được nhập và xuất trên hệ thống online nên cần có những hướng dẫn riêng. Dù do người bán tạo lập nhưng những hoá đơn điện tử cũng cần có những nội dung sau: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn; Những thông tin của bên bán và bên mua có thể xác nhận được; mã của cơ quan thuế…. Một tờ hoá đơn được xuất ra nhưng cần bao hàm rất nhiều những nội dung khác nhau cần được nhập vào và nếu có sai sót xảy ra thì chỉ là một số ngày thôi người lập hoá đơn cũng cần phải thực hiện điều chỉnh hoá đơn theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài thông tin về địa chỉ người mua, doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử cung cần được ghi chính xác theo quy định.
Theo Khoản 7, Điều 3 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo đó, các nội dung của hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP bao gồm:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
– Số hóa đơn.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
– Thời điểm lập hóa đơn.
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Sai địa chỉ trên hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế xử lý thế nào?
Nhiều bạn đã đặt câu hỏi cho Luatsux về việc sai địa chỉ hoá đơn trên hoá đơn điện tử của công ty cần phải xử lý như thế nào? Thì hiện nay các trường hợp sai sót hoá đơn cũng có nhiều loại khác nhau. Đối với mỗi loại cũng cần có một cách xử lý khác nhau. Nếu hoá đơn chỉ bị sai địa chỉ người mua nhưng không có những sai sót khác thì bạn chỉ cần thông báo cho người mua mà không cần nhập lại thành hoá đơn mới. Nhưng nếu công ty sai địa chỉ và sai cả những thông tinh khác trên hoá đơn như mã số thuế, tên công ty… thì bạn cần phải thực hiện chỉnh sửa hoá đơn cho đúng với thông tin đã đăng lên của doanh nghiệp.
Ngày 10/8/2023, Cục thuế Hà Nội có Công văn 58353/CTHN-TTHT 2023 để giải đáp vướng mắc về xử lý sai sót thông tin địa chỉ người bán trên hóa đơn điện tử.
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
– Trường hợp có sai địa chỉ của người mua, sai sót về tên công ty trên hóa đơn điện tử nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
– Trường hợp có sai; mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
+ Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bản và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày…. tháng…năm”.
+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua sau đó phát hiện sai sót về địa chỉ người bán, các nội dung khác không sai sót thì Công ty thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Đồng thời, công ty thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước năm 2024
- Quy định về khoảng lùi sau nhà như thế nào?
- Giám đốc Công ty Mua bán điện của EVN bị bắt đối diện tội gì?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề làm hóa đơn điện tử đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sai địa chỉ trên hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế xử lý thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu văn bản thừa kế đất đai…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khi người bán phát hiện ra hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế bị viết sai tên công ty mà chưa gửi cho người mua thì người bán cần xử lý như sau:
Bước 1: Thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT. Khi đó Cơ quan thuế sẽ tiến hành hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống.
Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điện tử mới, thực hiện ký số và gửi lại lên cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế cho hóa đơn sai sót để gửi cho người mua.
Bước 1: Thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn thay thế.
Bước 2: Thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo mẫu 04/SS-HĐĐT.
– Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, bị sai tên công ty nhưng không sai MST và các nội dung khác, chưa gửi dữ liệu cho cơ quan thuế.
+ Người bán và người mua tiến hành lập biên bản để hủy hóa đơn, lập lại hóa đơn mới, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh
+ Trên phần mềm của hóa đơn điện tử, người bán thực hiện lựa chọn chức năng hủy hóa đơn điện tử đã lập
+ Tiếp theo chọn chức năng lập hóa đơn điện tử thay thế.
+ Gửi biên bản ghi nhận sai sót và hóa đơn điện tử thay thế cho người mua và không phải lập mẫu 04/SS-HĐĐT.
– Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, bị sai tên công ty nhưng không sai MST và các nội dung khác, đã gửi dữ liệu cho cơ quan thuế.
Bước 1: Thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn thay thế.
Bước 2: Thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo mẫu 04/SS-HĐĐT.
Hóa đơn điện tử viết sai tên công ty và có sai một số nội dung khác như MST, số tiền ghi trên hóa đơn, tiền thuế… có thể xử lý theo một trong hai cách sau đây:
Cách 1: Lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót
Người bán và người mua thỏa thuận về việc lập văn bản có sai sót. Sau đó người bán lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót.
Lưu ý hóa đơn điều chỉnh phải có dòng chữ: “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”. Nếu điều chỉnh tăng ghi dấu dương (+), điều chỉnh giảm ghi dấu âm (-).
Cách 2: Người bán lập hóa đơn điện tử mới cho hóa đơn điện tử có sai sót (trừ trường hợp ở cách 1)
Người bán và người mua lập biên bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hóa đơn, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế.
Lưu ý hóa đơn mới thay thế phải có dòng chữ: “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”
Sau đó người bán gửi cho cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới rồi mới gửi cho người mua.