Chào Luật sư, trước đây tôi có mua gói bảo hiểm nhân thọ cho tôi và gia đình tôi. Mỗi năm số tiền đóng bảo hiểm lên đến vài trăm triệu. Thời gian gần đây công việc kinh doanh của tôi gặp nhiều khó khăn. Tôi muốn rút tiền đã đóng bảo hiểm nhân thọ thì có được hay không? Rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn có được không? Rút tiền bảo hiểm nhân thọ có được hoàn đủ số tiền đã đóng không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn có được không?
Về cơ bản, bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp tài chính vững vàng, đòi hỏi tính cam kết lâu dài từ người tham gia, thông qua trách nhiệm đóng phí đều đặn và duy trì cho đến lúc đáo hạn. Vì thế, khi rút tiền bảo hiểm trước thời hạn, quyền lợi của người tham gia ít hay nhiều đều chịu ảnh hưởng.
Nếu rút tiền bảo hiểm trong hai năm đầu tiên: người tham gia không được hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng.
Nếu rút tiền bảo hiểm sau hai năm tham gia và trước ngày đáo hạn hợp đồng: người tham gia có thể nhận được khoản tiền nhất định, nhưng chắc chắn thấp hơn so với số tiền đã đóng trước đó.
Nguyên nhân là do để hợp đồng bảo hiểm đạt được hiệu lực và duy trì quyền lợi cho người tham gia, công ty bảo hiểm phải chi trả nhiều phí vận hành liên quan, bao gồm: chi phí ban đầu, chi phí quản lý hợp đồng, chi phí bảo hiểm rủi ro, chi phí quản lý quỹ, chi phí hủy bỏ hợp đồng…
Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định, kể từ năm thứ 10 trở đi, giá trị hoàn lại* mới tương đương với số phí người tham gia đã đóng. Nếu rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn trên, bên mua bảo hiểm có thể không được nhận giá trị hoàn lại như kỳ vọng.
Nếu muốn rút tiền bảo hiểm nhân thọ cần lưu ý những vấn đề gì?
Trong trường hợp người tham gia vẫn muốn rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn thì có thể tham khảo ba phương án dưới đây, để nhận được khoản tiền như mong đợi. Cụ thể:
Rút tiền từ giá trị tài khoản khi hợp đồng có hiệu lực trên 2 năm
Giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm được hiểu là số tiền hiện có trong tài khoản hợp đồng, được hình thành từ phí bảo hiểm phân bổ và lãi đầu tư sau khi khấu trừ các loại phí và chi phí.
Điều kiện để rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng là người tham gia phải gửi văn bản yêu cầu cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, người làm thủ tục rút tiền phải là người đứng tên chủ hợp đồng và đáp ứng thêm ba điều kiện sau:
- Số tiền yêu cầu rút từ giá trị tài khoản hợp đồng không vượt quá 80% Giá Trị Tiền Mặt Thực Trả.
- Số tiền yêu cầu được rút mỗi lần không thấp hơn so với giá trị rút tối thiểu, được công ty bảo hiểm quy định tại từng thời điểm.
- Sau khi rút tiền bảo hiểm, số dư còn lại trong giá trị tài khoản hợp đồng không được thấp hơn mức quy định của công ty bảo hiểm tại từng thời điểm.
Rút toàn bộ giá trị tài khoản hợp đồng
Trường hợp rút toàn bộ giá trị tài khoản hợp đồng xảy ra khi bên mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, bằng cách thông báo qua văn bản cho công ty bảo hiểm nhân thọ. Lúc này, hợp đồng mất đi hiệu lực nếu yêu cầu chấm dứt được phê duyệt. Đồng thời, người tham gia có thể nhận được giá trị hoàn lại (nếu có), bằng cách lấy giá trị tài khoản hợp đồng trừ đi khoản nợ (nếu có).
Thế nhưng, đây là trường hợp không nên xảy ra nhất. Bởi hủy hợp đồng bảo hiểm giữa chừng không chỉ khiến công ty bảo hiểm mà người mua bảo hiểm cũng phải chịu thiệt hại không nhỏ. Cụ thể:
Người tham gia vừa không được bảo vệ trước mọi rủi ro; vừa không được hoàn trả giá trị hoàn lại (nếu hủy trong hai năm đầu tiên), hoặc được hoàn trả giá trị hoàn lại nhưng lại rất thấp (nếu hủy sau hai năm tham gia).
Do đó, người tham gia hãy cân nhắc thật kỹ, trước khi đi đến quyết định hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
Tạm ứng từ Giá trị tài khoản hợp đồng/Giá trị hoàn lại
Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu tạm ứng tiền mặt từ giá trị tài khoản hợp đồng hoặc giá trị hoàn lại (tùy mỗi sản phẩm công ty quy định), nhưng phải đáp ứng 2 điều kiện sau:
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải có hiệu lực từ 2 năm trở lên hoặc hợp đồng đã có giá trị hoàn lại.
- Tổng số tiền tạm ứng không được vượt quá 80% giá trị hoàn lại, sau khi trừ đi khoản nợ (nếu có) tại thời điểm yêu cầu tạm ứng. Đồng thời, không được thấp hơn mức phí quy định tối thiểu của công ty bảo hiểm tại từng thời điểm.
Quy định về bảo hiểm nhân thọ hiện nay ra sao?
Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
– Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
+ Bản thân bên mua bảo hiểm;
+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
+ Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
+ Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
+ Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Có mấy cách cách rút tiền bảo hiểm trước thời hạn?
Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước thời hạn thì khách hàng nên tham khảo 3 cách rút tiền dưới đây:
- Rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng
- Tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng/giá trị hoàn lại
- Rút toàn bộ giá trị tài khoản hợp đồng.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn có được không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn có được không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về xin phép bay flycam… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm:
- Quyền thừa kế của vợ khi chồng chết như thế nào?
- Khi chồng mất thì tài sản thuộc về ai?
- Quy định Điều 126 Luật bảo mật quỹ người vay như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Để có thể rút một phần từ giá trị tài khoản hợp đồng thì khách hàng thực hiện gửi yêu cầu bằng văn bản tới công ty và phải đáp ứng các điều kiện của công ty cho từng sản phẩm.
Số tiền yêu cầu của mỗi lần rút không vượt quá 80% giá trị tiền mặt thực trả.
Số tiền yêu cầu mỗi lần rút không thấp hơn giá trị rút tối thiểu theo quy định của công ty tại từng thời điểm.
Số dư còn lại trong giá trị tài khoản hợp đồng trừ đi các khoản nợ (nếu có) sau khi rút không thấp hơn mức quy định của công ty tại từng thời điểm
Bên mua bảo hiểm phải trả phí rút giá trị tài khoản hợp đồng theo quy định.
Mục đích khi tham gia bảo hiểm nhân thọ không chỉ mang tính chất tiết kiệm để lấy lãi, mà còn khắc phục những rủi ro không lường trước trong hiện tại và tương lai. Nguyên tắc hoạt động của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khi người mua bảo hiểm bị rủi ro (tai nạn, tử vong, bệnh hiểm nghèo,…), công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chi trả cho khách hàng một khoản tiền rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với tổng số tiền mà khách hàng đóng phí hàng năm cộng lại, thậm chí người mua bảo hiểm chỉ mới đóng phí năm đầu tiên mà đã bị rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chi trả đúng với số tiền bảo vệ trên hợp đồng.
Trong những năm đầu tiên, phí bảo hiểm chủ yếu được trích lập vào Quỹ rủi ro. Bởi vì trong những năm đầu tiên, tỷ lệ rủi ro giữa khách hàng với công ty bảo hiểm là rất lớn. Bạn nộp phí bảo hiểm 10 triệu, 15 triệu, 20 triệu đồng, nhưng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền tỷ. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm do Chính Phủ ban hành, trong 2 năm đầu tham gia bảo hiểm, bạn sẽ không có quyền đòi lại khoản phí đã thanh toán với công ty bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng dù vì bất kì lý do nào