Chào luật sư, mới đây tôi đọc báo có thấy thông tin về việc người dân sẽ có thể rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip. Không biết thông tin này có chính xác không? Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip có được không? Nếu được thì trình tự thực hiện Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định về căn cước công dân gắn chip
Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính; và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ CCCD gồm:
Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại.
- Khi công dân có yêu cầu.
Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất thẻ Căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Như vậy việc đổi sang căn cước gắn chip là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, công dân vẫn được cấp mới, cấp lại theo đúng quy định hiện hành.
Lợi ích khi người dân làm thẻ CCCD gắn chip
Thông tin cá nhân của người dân được bảo mật cao
Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam; trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.
Ngoài ra chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay); cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác; giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ; bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip có được không?
Thời gian qua, các địa phương vẫn luôn gấp rút triển khai việc cấp Căn cước Công dân (CCCD) gắn chip cho người dân cả nước. Trong tương lai, đây là một trong những thủ tục được cho là sẽ được giản lược về mặt hồ sơ, giấy tờ để thuận tiện hơn cho công tác hành chính.
Mới đây, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) vừa phối hợp với một số ngân hàng triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip.
Điểm mới nổi bật của việc này, đó là người dân có thể dùng thẻ CCCD để rút tiền mặt; thay vì thẻ ATM như bấy lâu nay.
Như trước đây, người dùng chỉ sử dụng duy nhất mật khẩu; để xác nhận thông tin khi rút tiền bằng thẻ ATM. Còn với hình thức mới, người dân có thể quét thẻ CCCD tại cây ATM; hệ thống ngay lập tức kiểm tra thông tin người dùng trên CCCD.
Thông tin khách hàng sẽ được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học bằng hình thức quét khuôn mặt; và vân tay, hạn chế tối đa những nguy cơ giả mạo có thể xảy ra.
Một số người dân đã được trải nghiệm tính năng này tại một số ngân hàng; bày tỏ sự bất ngờ của mình vì không ngờ CCCD cũng có thể rút tiền. So với CMND, CCCD sử dụng mã vạch, CCCD gắn chip điện tử có độ bảo mật cao; dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm. Đồng thời, việc này sẽ giảm thời gian tác nghiệp của cán bộ; loại bỏ các rủi ro giả mạo, sai sót trong quá trình tác nghiệp so với kiểm tra đối chiếu chứng minh thư thông thường trước đây.
Như vậy, đúng là người dân đã có thể rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip tại máy ATM; tuy nhiên, mới chỉ áp dụng tại một số văn ngân hàng tại Quảng Ninh; hay Hà Nội và hứa hẹn được áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Rút tiền bằng thẻ Căn cước tại máy ATM thế nào?
Bước 1: Khách hàng quét thẻ Căn cước công dân tại máy ATM (quét chip điện tử); bằng cách đưa thẻ vào gần máy hoặc đặt trên khoảng đặt thẻ của máy.
Sau khi quét, hệ thống ngay lập tức kiểm tra; và đối chiếu thông tin trên Căn cước công dân gắn chip (không dùng mật khẩu).
Bước 2: Xác thực thông tin chính chủ
Xác nhận vân tay hoặc xác thực khuôn mặt bằng cách hướng mặt về phía camera của máy ATM; là cách để các thiết bị nhận diện chủ thẻ
Bước 3: Rút tiền
Theo kỳ vọng, hình thức rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip sẽ hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xác thực khách hàng, loại bỏ các rủi ro, sai sót so với kiểm tra đối chiếu thông thường.
Về phía khách hàng, việc xác thực và đối chiếu thông tin qua thẻ Căn cước công dân gắn chip giúp cho giao dịch tài chính được thực hiện đơn giản, thuận tiện, an toàn và hoàn toàn tự động, nhanh chóng.
Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip có được không?
Mời bạn xem thêm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Dịch vụ làm căn cước công dân gắn chip nhanh chóng
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip mới nhất
- Tra cứu Căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa theo cách nào?
- Các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip có được không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xin cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, thành lập công ty cổ phần …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trong thành phần hồ sơ cấp ATM gắn chip không yêu cầu phải là CCCD gắn chip. Đồng thời, theo Điều 23 Luật Căn cước công dân cùng Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, các trường hợp công dân bắt buộc đổi sang thẻ CCCD gắn chip gồm:
+ CMND hết hạn hoặc người dùng CCCD mã vạch đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
+ CMND/CCCD hư hỏng không dùng được.
+ Công dân thay đổi thông tin về họ, tên đệm, tên, đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán.
+ Công dân có sai sót thông tin trên CMND/CCCD.
Theo quy định này, việc đổi từ thẻ ATM mẫu cũ dạng từ sang ATM gắn chip không yêu cầu người dân phải đổi sang CCCD gắn chip. Vì vậy không phải làm CCCD gắn chip để đổi thẻ ATM gắn chip
Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau. Do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ khác.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2020/TT-NHNN đã bổ sung khoản 4 vào Điều 27b (được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN) như sau: Từ ngày 31 tháng 3 năm 2021, các TCPHT thực hiện phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Như vậy, từ ngày 31/3/2021, các ngân hàng đã chỉ phát hành thẻ ATM gắn chip mà không còn phát hành thẻ ATM từ. Do đó, cá nhân tạo thẻ ngân hàng từ ngày 31/3/2021 đều là thẻ ATM gắn chip.