Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoàng Huy Tuấn, vợ tôi bị chịu hình phạt 3 năm cải tạo không giam giữ. Tôi nghe mọi người nói có quy định về trường hợp rút ngắn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc liên quan đến việc rút ngắn thời gian cải tạo không giam giữ theo quy định hiện hành không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Rút ngắn thời gian cải tạo không giam giữ theo quy định hiện hành” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Cải tạo không giam giữ là gì?
Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015, cải tạo không giam giữ thuộc một trong 7 hình phạt chính đối với người phạm tội.
Cụ thể, cải tạo không giam giữ là hình phạt không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Đây là loại hình phạt không tước đi tự do, không buộc người phạm tội phải cách li khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội nói chung. Tuy nhiên, người bị kết án cải tạo không giam giữ sẽ bị giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc thường trú.
Nghĩa vụ mà người bị phạt cải tạo không giam giữ phải thực hiện là báo cáo, tự kiểm điểm theo định kì… và có thể phải nộp một phần thu nhập để sung quỹ nhà nước (trừ trường hợp được miễn do điều kiện thực tế không cho phép).
Thời gian cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm.
Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó:
Cải tạo không giam giữ áp dụng với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng
Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Thời gian tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời gian cải tạo không giam giữ
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Bị khấu trừ thu nhập trong thời gian cải tạo không giam giữ
– Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
– Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.
Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Người bị cải tạo không giam giữ không có việc làm phải lao động phục vụ cộng đồng
Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
– Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
– Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị cải tạo không giam giữ có được miễn, giảm hình phạt?
Trường hợp được miễn chấp hành hình phạt
Theo Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người bị kết án cải tạo không giam giữ được miễn chấp hành hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sau khi bị kết án đã lập công;
+ Mắc bệnh hiểm nghèo;
+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Trường hợp được giảm hình phạt
Căn cứ Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người bị kết án cải tạo không giam giữ nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ.
Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên.
Điều kiện để được rút ngắn thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ?
Theo quy định tại Điều 102 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì điều kiện giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như sau:
1. Người chấp hành án có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định giảm thời hạn chấp hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt;
b) Trong thời gian thử thách người chấp hành án đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 99 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng;
c) Bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự trong trường hợp có nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, những điều kiện kia bắt buộc phải có đủ thì mới đủ điều kiện để xem xét rút ngắn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Rút ngắn thời gian cải tạo không giam giữ theo quy định hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: trích lục bản án ly hôn online, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Cải tạo không giam giữ có thời gian thử thách không?
- Cải tạo không giam giữ có án tích không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Câu hỏi thường gặp
Về điều kiện xét giảm ngay, căn cứ vào quy định tại Khoản 5 Điều 102 Luật THAHS 2019:
5. Người chấp hành án là người dưới 18 tuổi nếu lập công hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay. Trường hợp đã chấp hành được hai phần năm mức án thì có thể được giảm hết thời hạn còn lại.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì người bị phạt cải tạo không giam giữ có thể được Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực quyết định miễn chấp hành án phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Không còn nguy hiểm cho xã hội.
Theo quy định tại Thông tư số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp người chấp hành án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Do đó, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bị bệnh hiểm nghèo sẽ được xét giảm ngay.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 100 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì “Người chấp hành án không được xuất cảnh trong thời gian chấp hành án”.
Như vậy, người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ thì không được đi nước ngoài
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 65/2019/TT-BCA có quy định về nội dung buổi làm việc và cam kết chấp hành án gồm những vấn đề sau:
“Điều 7. Thực hiện triệu tập người chấp hành án để làm thủ tục thi hành án và cam kết chấp hành án
1. Việc triệu tập người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người được hoãn chấp hành án phạt tù thực hiện như sau:
…
d) Nội dung buổi làm việc và cam kết chấp hành án thực hiện như sau:
Cán bộ cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thông báo quyết định của Tòa án, các quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án; yêu cầu người chấp hành án chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nghĩa vụ của người chấp hành án, các quy định của địa phương và các nội dung có liên quan đến việc chấp hành án; yêu cầu người chấp hành án viết bản tự khai lý lịch và bản cam kết chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi, bản cam kết chấp hành án phải có xác nhận của người đại diện của người chấp hành án. Kết thúc buổi làm việc, tiến hành lập biên bản làm việc, có chữ ký của những người trong thành phần tham gia buổi làm việc.”