Chào Luật sư. Em mới ra trường và đi làm được một thời gian, sắp tới cuối năm em cũng nhận được thông tin công ty sẽ phát lương tháng 13, nhưng vì mới đi làm nên em chưa nắm rõ về cách tính tiền lương với thuế thu nhập cá nhân cũng như việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với lương tháng 13 hay không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp em, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chắc hẳn thuế thu nhập cá nhân không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với những cá nhân người lao động vì đây là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Tuy nhiên việc cá nhân tiến hành các công việc kê khai số thuế trong một năm tính thuế về các vấn đề số thuế cần phải nộp thêm, hoàn trả số tiền thuế đã nộp thừa và bù trừ thuế vào kỳ tiếp theo hay còn gọi là việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân là điều còn xa lạ đối với một số cá nhân mới, đặc biệt là việc quyết toán thuế TNCN với lương tháng 13. Để làm rõ vấn đề này Luật sư X mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “Quyết toán thuế thu nhập cá nhân với lương tháng 13” dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Tiền lương tháng 13 của người lao động có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
- “1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinnh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- 2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
” 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
- a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp
- đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
- đ.7) Các khoản lợi ích khác.
- e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng.
Cũng căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012:
- “Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây: […]
- 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
- a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;”
Có nghĩa là theo các quy định trên, lương tháng thứ 13 là một khoản tiền thưởng, thuộc thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, tiền đóng bảo hiểm xã hội, các khoản giảm trừ khác…) mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế TNCN.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân với lương tháng 13
Người sử dụng lao động thưởng Tết, lương tháng 13 vào tháng nào (tháng dương lịch) thì cộng khoản thưởng, lương tháng 13 vào lương của người lao động nhận được trong tháng đó rồi tính thu nhập chịu thuế.Cụ thể công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương được tính theo từng bậc thu nhập và áp dụng theo công thức sau:Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x thuế suất.Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = (Tổng thu nhập – các khoản được miễn) – các khoản giảm trừ
- Thuế suất được tính theo phương pháp lũy tiến từng phần
Khi doanh nghiệp thực hiện chi trả lương thưởng tháng 13 cho người lao động vào tháng nào thì phải cộng vào thu nhập tính thuế của tháng đó để tính thuế TNCN.Cách tính thuế thu nhập cá nhân của khoản tiền lương tháng 13 được căn cứ vào loại hợp đồng và thời hạn hợp đồng lao động để tính.
- Nếu người lao động thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (đang tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần) thì cộng vào thu nhập của tháng được trả tiền lương tháng thứ 13 để tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần
- Nếu người lao động thuộc đối tượng không ký hợp đồng lao động; ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng 3 tháng trở lên hoặc được chi trả tiền lương tháng thứ 13 sau khi đã nghỉ việc: thì thực hiện khấu trừ tại nguồn 10%.
Nếu cá nhân tự tính và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cần chuẩn bị những hồ sơ bao gồm:
- Ṫờ khai mẫu 02/QTT-TNCN.
- Bảng kê nɡười phụ tҺuộc phụ Ɩục 02-1/BK-QTT-TNCN (nếu ⲥó nɡười pҺụ tҺuộc),(mẫu 02/QTT ∨à phụ Ɩục 02-1/BK khai ṫrên HTKK xuất XML nộp qυa mạng).
- Chứng ṫừ khấu ṫrừ thuế tncn (Công ty, tổ chức chi ṫrả lương nào ᵭã khấu ṫrừ thế TNCN)
- Ṫhư xác ᥒhậᥒ thu nҺập
- Khẳng định (Mộṫ số Cục thuế khôᥒg yêu cầu).
- Chứng minh nhân dân photo công chứng.
- Hộ khẩu phô tô công chứng( một số cục thuế không bắt buộc).
Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
- “2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
- 2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: […]
- b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”
Cũng căn cứ theo Công văn 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:”Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty chi trả lương tháng thứ 13 cho người lao động, nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (không thuộc khoản chi có tính phúc lợi theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên).”
Có nghĩa là theo các quy định trên tiền lương tháng 13 được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ theo quy định trên.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây Luật sư X đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề “quyết toán thuế thu nhập cá nhân với lương tháng 13” bạn đọc có nhu cầu quan tâm đến những vấn đề khác như tư vấn pháp lý về lệ phí đăng ký lại khai sinh,… hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua hotline 0833102102 để nhận tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho bạn.
Mời bạn đọc thêm
- Đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới hiện nay
- Một số quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
- Lương tháng 13 có được tính vào chi phí không?
Câu hỏi thường gặp
Tiền lương tháng 13 là một khoản tiền thưởng và không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ tại Công văn 5749/CT-TNCN năm 2018 thì lao động nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.