Xin chào Luật sư. Vừa rồi gia đình em gái tôi có xây, sửa lại nhà và đã có đăng kí giấy phép xây dựng nhưng vì một vài lí do mà công trình xây dựng nhà ở của em tôi làm không đúng với bản vẽ đã đăng kí giấy phép. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của em tôi có được coi là hành vi xây dựng nhà sai phép không, có bị vi phạm hành chính không? Và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là như thế nào? Mong Luật sư giải thích giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những thông tin trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và những thông tin khác liên quan xin mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết “quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 16/2022/NĐ-CP
- Nghị định 118/2021/NĐ-CP
Nghị định mới quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
Theo căn cứ tại nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) về xây dựng. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, một số quy định chung như sau:
- Đối tượng vi phạm hành chính là: Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp gọi chung là tổ chức. Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài gọi chung là cá nhân.
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng là 01 năm; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà là 02 năm.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện cùng một hành vi vi phạm hành chính tại nhiều công trình, hạng mục công trình thuộc một dự án mà chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, nay bị phát hiện thì bị coi là vi phạm hành chính nhiều lần. Vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
- Về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả:
- Hình thức xư phạt hành chính: cảnh cáo; phạt tiền (mức tiền phạt tối đa đối với: hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 01 tỷ đồng; hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300 triệu đồng). Mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được điều chỉnh tăng cao so với quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
- Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng (QSD) giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03-24 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Ngoài việc bị áp dụng các hình thức xử phạt, đối tượng vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường…
- Về xử phạt hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng: Tổ chức, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở người thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức, mức phạt đối với hành vi chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt trong lĩnh vực xây dựng nói riêng được quy định trong Nghị định 81/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dưới đây là mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 15 và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
Một số khái niệm về cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
Những khái niệm cần chú ý về cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép:
- Xây dựng không phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép.
- Xây dựng sai phép, trái phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp.
- Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép về bản chất là hành vi điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc xin cấp mới giấy phép.
Những trường hợp không được điều chỉnh, cấp giấy phép
Căn cứ điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; hành vi tổ chức thi công xây dựng sai phép, không phép thuộc một trong những trường hợp dưới đây; sẽ không được điều chỉnh; hoặc cấp giấy phép nhằm hợp thức hóa công trình, phần công trình vi phạm:
- 1. Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
- 2. Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.
- 3. Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.
- 4. Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép mà hành vi vi phạm đã kết thúc.
Thông tin liên hệ
Vấn đề quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về khung giá đền bù đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng nhất.
Mời bạn đọc thêm
- Dịch vụ thành lập công ty xây dựng năm 2022
- Quy hoạch treo là gì theo quy định hiện nay?
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng 2022
Câu hỏi thường gặp
Hành vi khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được phê duyệt (mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức; nếu cá nhân vi phậm hành chính thì mức phạt bằng ½ mức phạt tổ chức): Phạt tiền từ 60-80 triệu đồng.
Xây dựng nhà ở riêng lẻ có phải xin giấy phép không?
Điều kiện để khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ; là phải có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép. Nghĩa là chủ đầu tư xây dựng (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép; nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời; Luật Xây dựng cũng quy định rõ trường hợp nào phải có giấy phép; trường hợp nào không yêu cầu phải có giấy phép xây dựng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.