Quyết định tạm đình chỉ vụ án khiến cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài. Đây là điều mà các đương sự đều không mong muốn.Vậy quyết định tạm đình chỉ vụ án được thực hiện ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn đọc các quy định của pháp luật về dình chỉ vụ án.
Căn cứ pháp lý
Quyết định tạm đình chỉ vụ án được thực hiện như thế nào?
Tại Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP có quy định về quyết định tạm đình chỉ vụ án như sau:
5. Quyết định tạm đình chỉ vụ án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự và theo mẫu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Việc giao, gửi, thông báo quyết định tạm đình chỉ vụ án thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự.
6. Việc lập hồ sơ, quản lý hồ sơ vụ án tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch này và quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, Viện kiểm sát chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.
8. Trường hợp tạm đình chỉ vụ án do bị can bỏ trốn thì sau khi truy nã bắt được bị can, Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án kịp thời thông báo cho Viện kiểm sát để xem xét phục hồi vụ án.
Phục hồi, đình chỉ đối với vụ án đã tạm đình chỉ trong giai đoạn truy tố được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP có quy định về phục hồi, đình chỉ đối với vụ án đã tạm đình chỉ trong giai đoạn truy tố như sau:
1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Đối với vụ án tạm đình chỉ nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát ra ngay quyết định đình chỉ vụ án mà không phải ra quyết định phục hồi vụ án.
3. Đối với vụ án đang tạm đình chỉ mà có một trong các căn cứ đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự, Nghị quyết số 32/1999, Nghị quyết số 33/2009, Nghị quyết số 41/2017 mà còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Viện kiểm sát phải ra quyết định phục hồi vụ án, tiến hành ngay các hoạt động tố tụng để điều tra, xác minh các căn cứ đình chỉ và ra quyết định đình chỉ vụ án.
4. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch này. Trường hợp kết luận điều tra xác định bị can phạm tội thuộc khoản của điều luật trong Bộ luật Hình sự khác với khoản của điều luật ghi trong quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can thì việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào khoản của điều luật ghi trong kết luận điều tra.
5. Việc giao, gửi, thông báo quyết định phục hồi vụ án, quyết định đình chỉ vụ án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 240 và khoản 3 Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thủ tục kháng cáo khi không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án
Thời hạn kháng cáo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), thời hạn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ vụ án là 07 ngày kể từ ngày đương sự nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định pháp luật.
Hồ sơ kháng cáo
Để thực hiện việc kháng cáo quyết định tạm đình chỉ vụ án, đương sự cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015, bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Trình tự thủ tục kháng cáo
- Người kháng cáo gửi Đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm nơi ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
- Tòa án cấp sơ thẩm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng.
- Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
- Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
- Tòa án trả lại đơn kháng cáo: nếu có căn cứ người kháng cáo không có quyền hoặc không làm lại, sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án hay không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời gian quy định.
- Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ: Tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Mời bạn tham khảo
- Căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự là gì?
- Thẩm quyền xét xử vụ án có yếu tố nước ngoài
- Mẫu đơn khiếu nại không khởi tố vụ án hình sự 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Quyết định tạm đình chỉ vụ án được thực hiện ra sao năm 2022?“. Hy vọng bài viết ích độc giả. Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo hộ logo, bảo hộ thương hiệu, mẫu đơn xin trích lục khai tử, Thủ tục tặng cho nhà đất. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 214 BLTTDS 2015, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án là chính xác và hợp pháp nếu được ban hành dựa trên một trong những căn cứ sau đây:
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ;
Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
Cần đợi kết quả xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một trong những quyết định tố tụng mà Tòa án ban hành trong suốt quá trình xét xử sơ thẩm. Tùy thuộc vào thời điểm ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà thẩm quyền ban hành quyết định này cũng khác nhau (Điều 219 BLTTDS 2015):
Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, nếu có căn cứ để tạm đình chỉ vụ án thì thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án;
Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử có quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sẽ không xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý vụ án về ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Theo quy định tại Điều 215 BLTTDS 2015, tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp vẫn gửi vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án giải quyết lại vụ án.
Theo khoản 4 Điều 215 BLTTDS 2015, Thẩm phán phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.