Quyết định 523/QĐ-TTg được Chính Phủ ban hành vào ngày 01/04/2021. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
THUỘC TÍNH VĂN BẢN
Số hiệu: | 523/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/04/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2021 |
Ngày công báo: | 16/04/2021 | Số công báo: | Từ số 545 đến số 546 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quyết định 523/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những mục tiêu cụ thể như sau:
Về kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp: 5,0% đến 5,5%/năm.
- Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản: 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025, 23 đến 25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, đạt trên 6 tỷ USD vào năm 2030.
- Trồng rừng sản xuất: khoảng 340.000 ha/năm vào năm 2030.
- Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với các loài cây bản địa, quý, hiếm: bình quân 4.000 – 6.000 ha/năm.
- Phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: bình quân 15.000 ha/năm.
- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng phấn đấu đạt 35 triệu m3 vào năm 2025; 50 triệu m3 vào năm 2030.
- Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm.
- Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 0,5 triệu ha giai đoạn 2021 – 2025, trên 01 triệu ha giai đoạn 2026 – 2030.
- Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần; và đến năm 2030 tăng 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.
Về xã hội
- Tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; bảo đảm bình đẳng giới.
- Đến năm 2025 có 50% và đến năm 2030 có 80% số hộ miền nú; người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
- Đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3,0%; đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung cả nước.
Về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức từ 42% đến 43%, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định; xây dựng một Việt Nam xanh.
- Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững; giai đoạn 2021 – 2025 có 10% và giai đoạn 2026 – 2030 có 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đảm bảo an ninh môi trường.
XEM TRƯỚC VÀ TẢI XUỐNG
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Theo Quyết định 523/QĐ-TTg, rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có khả năng tái tạo, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước vừa là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Đến năm 2050, ngành lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển bền vững đất nước.
THÔNG TIN LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết: Quyết định 01/2021/QĐ-HĐTĐ