Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc rằng quyền và nghĩa vụ của người tập sự luật sư như thế nào? Bên cạnh đó tôi cũng muốn hỏi pháp luật quy định những đối tượng nào không đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quyền của người tập sự hành nghề luật sư.
Quyền của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP, cụ thể (Có hiệu lực từ 25/01/2022)
Người tập sự có các quyền sau đây:
– Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
– Được hướng dẫn về các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
– Giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư;
– Được tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và luật sư hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tập sự;
– Đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại Thông tư này;
– Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
– Các quyền khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của người tập sự hành nghề luật sư.
Nghĩa vụ của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP, cụ thể (Có hiệu lực từ 25/01/2022)
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư;
– Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
– Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn;
– Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận;
– Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần;
– Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự;
– Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Những đối tượng nào tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về đối tượng tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
– Người hoàn thành thời gian tập sự theo quy định của Luật Luật sư và Thông tư này;
– Người không đạt yêu cầu kiểm tra trong các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trước đó;
– Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực.
Những đối tượng nào không đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định những người sau đây không đủ điều kiện tham dự kiểm tra:
– Người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này mà vẫn đăng ký tập sự;
– Người có hành vi khai gian dối trong hồ sơ tham dự kiểm tra;
– Người đăng ký tập sự lại khi chưa hết 01 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng có hiệu lực hoặc chưa hết 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỹ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có hiệu lực.
– Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự lập danh sách, đề nghị cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
– Người đạt yêu cầu kiểm tra được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, người đạt yêu cầu kiểm tra không đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này.
– Người không đạt yêu cầu trong 03 kỳ kiểm tra kết quả tập sự thì không được tham dự kiểm tra và phải đăng ký tập sự lại theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Người tập sự hành nghề luật sư có được đi cùng luật sư hướng dẫn để tham gia các vụ việc mà luật sư đang xử lý không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP có quy định về quyền của người tập sự hành nghề luật sư như sau:
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của người tập sự
1. Người tập sự có các quyền sau đây:
a) Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
b) Được hướng dẫn về các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
c) Giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư;
d) Được tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và luật sư hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tập sự;
đ) Đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại Thông tư này;
e) Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
g) Các quyền khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Luật sư 2006 thi người tập sự được giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc sau:
3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản này.”
Như vậy, người tập sự được phép luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn nếu được khách hành đồng ý. Người tập sự cũng được đi theo luật sư gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,….và cũng chỉ được phép nếu được người đó đồng ý.
Có thể bạn quan tâm
- Tiêu chuẩn trở thành luật sư
- Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật
- Luật sư không tố giác thân chủ có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của người tập sự luật sư như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư
Đối tượng được đăng ký tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư;
Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;
Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên.
Các yếu tố làm căn cứ xác định mức lương của luật sư có thể kể đến như:
– Kinh nghiệm.
– Ngoại ngữ.
– Tư duy pháp lý.
– Chứng chỉ hành nghề luật sư.
– Bằng cấp chứng chỉ pháp lý khác.