Quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình hiện nay là vô cùng phổ biến. Bởi có rất nhiều các sáng chế cùng nộp đơn vào một thời điểm và đều có mong muốn sở hữu cho mình bản quyền riêng đó. Vậy thì ai sẽ là người được ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu rõ về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Chào Luật sư X, tôi có một câu hỏi cần được giải đáp như sau:
Tôi là một công dân Việt Nam. Ngày 01/11/2020 tôi đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế dụng cụ làm tóc xoăn sóng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong đó có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên.
Ngày 01/05/2021, tôi nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế dụng cụ làm tóc xoăn sóng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản; và có nộp bản sao đơn đầu tiên được xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Ngày 01/03/2021, tôi được biết có một người, sau đây tôi xin gọi là anh A. Anh A là công dân Nhật Bản đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế dụng cụ làm tóc xoăn sóng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản.
Luật sư X cho tôi hỏi đơn yêu cầu bảo hộ đối với sáng chế dụng cụ làm tóc xoăn sóng của tôi hay của anh A sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản xem xét cấp văn bằng bảo hộ? Mong Luật sư X giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019.
- Văn kiện công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
Một số quy định chung về quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế
Định nghĩa về quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế
Quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được hiểu là quyền của người nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên, trong một thời hạn nhất định, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế đó tại một quốc gia thành viên khác và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Áp dụng khi có nhiều người khác nhau cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho các kiểu sáng chế trùng; hoặc không khác biệt đáng kể với nhau; thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn nào đáp ứng được các điều kiện:
- Phải là đơn hợp lệ.
- Có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số tất cả các đơn đó.
Ngày nộp đơn là ngày được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ tiếp nhận; hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn được nộp theo điều ước quốc tế.
Quyền ưu tiên:
Sẽ được áp dụng khi có ít nhất 2 đơn cùng đăng ký bảo hộ cho cùng sáng chế.
Nguyên tắc quyền ưu tiên được ghi nhận tại Điều 4 Công ước Paris về bảo hộ đối với sáng chế và tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam; ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ; hay tại một nước thành viên khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; trước khi nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn nhất định.
Ngày ưu tiên mang ý nghĩa quan trọng; đây là căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nếu có 2 đơn cùng đăng ký bảo hộ cho cùng loại sáng chế.
Chú ý:
Tại Khoản 1 điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định loại sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
- Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
- Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
- Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Các điều kiện để được yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế
Theo điều 91 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam; công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này.
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên; và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trong một đơn đăng ký sáng chế kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu; người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Theo đó, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:
Điều này được hướng dân chi tiết tại điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP bao gồm các điều kiện:
- Người nộp đơn là công dân Việt Nam; hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó.
- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris; và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
- Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu; mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế.
- Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài; trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên.
- Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Chú ý:
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khá; yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.
Giải đáp câu hỏi
Theo như vấn đề mà bạn đã gửi cho chúng tôi; thì bạn có nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế dụng cụ làm tóc xoăn sóng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản vào ngày 01/05/2021. Trong đó thì A cũng nộp yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế dụng cụ làm tóc xoăn sóng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản vào ngày 01/03/2021. Tuy nhiên thì ở đây bạn đã đáp ứng những điều kiện sau đây để được hưởng quyền ưu tiên bao gồm:
- Bạn là công dân Việt Nam và Việt Nam chính là thành viên của công ước Paris.
- Đơn đầu tiên bạn đã nộp tại Việt Nam; và trong đó bạn đã có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên; có nộp bản sao đơn đầu tiên được xác nhận của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Đơn đăng ký tại Nhật Bản vào ngày 01/05/2021 trước khi đăng ký tại Việt Nam là ngày 01/11/2020. Do đó vẫn trong thời hạn thỏa mãn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam.
Trong trường hợp này; mặc dù thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam đã có A nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên; thì đơn của bạn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên; và được ưu tiên bảo hộ. Nghĩa là đơn của bạn nộp tại Nhật Bản được coi như là đã nộp vào ngày 01/11/2020. Do đó; đơn của bạn sẽ được chấp nhận.
Câu hỏi thường gặp
Quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được hiểu là quyền của người nộp đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên, trong một thời hạn nhất định, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế đó tại một quốc gia thành viên khác và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên
Áp dụng khi có nhiều người khác nhau cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho các kiểu sáng chế trùng; hoặc không khác biệt đáng kể với nhau; thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn nào đáp ứng được các điều kiện:
Phải là đơn hợp lệ.
Có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số tất cả các đơn đó.
Ngày nộp đơn là ngày được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ tiếp nhận; hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn được nộp theo điều ước quốc tế.
Quyền ưu tiên sẽ được áp dụng khi:
Có ít nhất 2 đơn cùng đăng ký bảo hộ cho cùng sáng chế.
Xem thêm: Văn bằng bảo hộ sáng chế được huỷ bỏ, chấm dứt như thế nào?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Quyền ưu tiên của văn bằng bảo hộ đối với sáng chế”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102