Thừa kế là một trong quyền lợi của người còn sống khi có một người thân qua đời. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật dân sự. Mặt khác, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, vợ và chồng bình đẳng trước pháp luật, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Vợ chồng phải tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cũng như cùng nhau xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Khi chồng mất, vợ là người thừa kế hợp pháp của chồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ, quyền thừa kế của vợ khi chồng chết như thế nào. Vậy quyền thừa kế của vợ khi chồng chết theo quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ mang lại cho quý bạn đọc những kiến thức pháp lý hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Quyền thừa kế là gì?
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng…) vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.
Bản chất của quyền thừa kế
Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật của các quốc gia ghi nhận. Tuy vậy, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau sự quy định cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất của chế độ sở hữu trong xã hội đó. Trong xã hội mà nền tảng kinh tế của chúng được dựa vào chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì thừa kế sẽ bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột trong xã hội đó.
Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu, hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội, vì vậy quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền, nghĩa vụ của người đã khuất. Việc kế quyền toàn bộ hay một bộ phận quyền, nghĩa vụ do người chết để lại còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản.
Trong chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp bóc lột chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; di sản của họ để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế, mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của những giai cấp đó đối với nhân dân lao động. Trong các xã hội có các chế độ sở hữu khác nhau thừa kế là một trong những phương thức để củng cố và phát triển chế độ sở hữu đó.
Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là quy luật khách quan nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan con người quyết định. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của việc thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Pháp luật của Nhà nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế do xã hội thực dân phong kiến để lại, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, làm cho nhân dân lao động yên tâm lao động sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm coi gia đình là tế bào xã hội, phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình. Mặt khác, thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do đó, xác định diện những người thừa kế cũng như phương thức chia di sản thừa kế trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò, xã hội của nó.
Đối tượng của quyền thừa kế
Đối tượng của quyền thừa kế là các tài sản thuộc sở hữu của người đã chết mà người chết đó là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống. Căn cứ tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản bao gồm là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản được hiểu là quyền giá trị được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Ngoài ra thì tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết đó trong tài sản chung với người khác.
Nguyên tắc của pháp luật về thừa kế
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thừa kế bao gồm:
– Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân:
Việc bình đẳng về thừa kế của cá nhân được thể hiện ở việc các hàng thừa kế có các chủ thể có các đặc điểm khác nhau nhưng vẫn đứng chung trong hàng thừa kế và vẫn được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
Tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về những người thừa kế theo pháp luật. Quy định này cho ta thấy pháp luật nước ta đã có sự bình đẳng trong việc nhận di sản thừa kế của vợ và chồng, theo đó thì vợ hoặc chồng sẽ được nhận di sản thừa kế nếu bên kia chết trước. Cha và mẹ cũng sẽ được hưởng di sản bằng nhau và con cái cũng không bị phân biệt giới tính, con đẻ hay con nuôi cũng đều được nhận di sản bằng nhau. Ngoài ra Điều này cũng cho thấy rằng những người thân thích khách của người để lại di sản thừa kế cũng sẽ được hưởng phần thừa kế ngang bằng nhau nếu như họ đứng cùng hàng thừa kế.
– Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản:
Người để lại di sản là người hoàn toàn có quyền chủ động dịch chuyển tài sản của mình cho bất cứ ai, mỗi người được hưởng bao nhiêu hoặc những ai bị truất quyền thừa kế, hay chỉ định một người nào đó giữ di chúc,… mà không bị phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.
Ngoài ra, người lập di chúc cũng sẽ có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Nếu một người đã chết để lại di chúc thì sẽ phải thực hiện việc dịch chuyển tài sản đến người có quyền được hưởng di sản thừa kế này theo đúng ý chí của người lập di chúc. Và việc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật chỉ xảy ra nếu trong trường hợp người đã chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp và các nguyên do khác phát sinh từ những người thừa kế.
– Nguyên tắc tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế:
Pháp luật dân sự thiết lập các quan hệ dân sự mà ở đó các chủ thể tham gia sẽ có quyền tự quyết định, tự do ý chí khi thực hiện các quan hệ đó. Vậy nên người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ các trường hợp mà nguyên do không nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.
– Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của một số người thừa kế theo các quy định của pháp luật:
Pháp luật cho phép những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản đó được chia theo pháp luật (Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015), trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó với điều kiện họ không từ chối nhận di sản hoặc không thuộc vào các trường hợp bị cấm nhận di sản. Điều này giúp cho việc đảm bảo quyền lợi của những chủ thể chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc là bị hạn chế năng lực hành vi khi họ không có tên trong di chúc hưởng di sản hoặc được hưởng ít hơn phần của một người thừa kế theo pháp luật.
Quyền thừa kế của vợ khi chồng chết như thế nào?
Giữa Vợ, Chồng thường có hai dạng tài sản: tài sản sở hữu chung và tài sản riêng của Vợ hoặc Chồng. Theo quy định, tài sản thuộc sở hữu chung của hai Vợ Chồng sẽ được chia đôi. Tài sản riêng của chồng sẽ được phân chia theo Di chúc để lại (nếu có) hoặc phân chia thừa kế theo pháp luật. Để biết được quyền thừa kế của Vợ khi Chồng chết được hưởng tài sản thế nào? Cần xem xét theo từng trường hợp cụ thể, về tài sản chung, tài sản riêng, Chồng để chết để lại Di chúc hay không. Đây là những yếu tố quan trọng để có căn cứ phân chia tài sản đúng pháp luật.
Quyền thừa kế tài sản chung của hai vợ chồng
Điều 66 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
Việc phân chia tài sản chung của hai Vợ Chồng khi người Chồng qua đời hoặc bị toà tuyên án là đã chết, cụ thể theo các trường hợp như sau.
– Trường hợp thứ nhất: Khi Chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người Vợ quản lý tài sản chung của Vợ Chồng, trừ trường hợp người Chồng để lại Di chúc chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử một người khác quản lý di sản đó.
– Trường hợp thứ hai: Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của Vợ Chồng được chia đôi, trừ trường hợp Vợ Chồng đã có thỏa thuận phân chia tài sản chung trước đó. Phần tài sản của Chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế hiện hành.
– Trường hợp thứ ba: Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người Vợ và gia đình hiện tại thì người Vợ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Trường hợp thứ tư: Tài sản của người chồng tham gia kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 trong quy định này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Hưởng một phần tài sản riêng của chồng
Tài sản riêng của Chồng là phần tài sản được hình thành trước hôn nhân hoặc tài sản được pháp luật xác nhận là của riêng người Chồng.
Trường hợp trước khi chết Chồng có để lại Di chúc (hợp pháp), thì tài sản sẽ được phân chia theo nội dung Di chúc để lại.
Trường hợp không có Di chúc hoặc Di chúc không hợp pháp thì tài sản sẽ được phân chia theo pháp luật.
Quyền hưởng thừa kế của Vợ khi Chồng qua đời như thế nào trong những trường hợp này. Xem tiếp chi tiết một số quy định sau đây.
Hưởng thừa kế theo Di chúc Chồng để lại
Khi người Chồng chết, có để lại Di chúc bằng văn bản hoặc Di chúc miệng thì phần di sản của người Chồng sẽ được chia cho những người có tên trong Di chúc.
Nếu Di chúc của người Chồng không chia phần tài sản cho Vợ, khi đó người Vợ vẫn được hưởng phần di sản bằng với 2/3 của một người thừa kế theo pháp luật (Bộ Luật dân sự 2015, Điều 644, Khoản 1, Điều a)
Quyền thừa kế tài sản của chồng theo pháp luật
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
– Khi người Chồng qua đời mà không để lại Di chúc hoặc Di chúc không hợp pháp thì di sản của của người Chồng sẽ được chia đều cho những người cùng một hàng thừa kế.
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, Chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quyền thừa kế của vợ khi chồng chết chúng tôi cung cấp dịch vụ thừa kế đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quyền thừa kế của vợ khi chồng chết” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề công văn xác minh đăng ký lại khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm Tòa án tuyên người có tài sản là đã chết.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm để xác định những người thừa kế: người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống, người thừa kế là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền, nghĩa vụ của người chết để lại.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định di sản thừa kế của người chết để lại, là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trong suốt cuộc đời mình, một người có thể sinh sống lần lượt ở nhiều nơi và tại mỗi nơi người đó đã từng sinh sống đều có thể có những tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình. Mặt khác, có thể có trường hợp một người tuy chết ở một nơi nhưng tại nơi đó không có một tài sản nào thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người đã chết.
Vì vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”, có nghĩa là việc xác định địa điểm mở thừa kế có thể theo nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của người để lại di sản và tuân theo thứ tự sau:
1. Địa điểm mở thừa kế là nơi cuối cùng của người để lại di sản vì nơi cư trú cuối cùng thường là nơi người đó có tài sản, nơi tập trung các giao dịch dân sự của người để lại di sản khi còn sống, nơi phát sinh các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người đó, nơi người đó thực hiện các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản. Vì vậy, đó là nơi thuận tiện cho việc xác định và phân chia di sản.
2. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có tài sản ở nhiều nơi, thì nơi nào có phần lớn tài sản của người đó sẽ được xác định là nơi mở thừa kế.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các loại thời hiệu khởi kiện như sau:
“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Bên cạnh đó, Căn cứ khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm mở thừa kế như sau:
“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản; yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm; yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.