Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự phản tố là một trong những quyền cơ bản của bên bị kiện (phía bên bị đơn) trong một vụ án dân sự mà mình đang bị kiện, hay có thể hiểu một cách đơn giản đó là người bị kiện sẽ được quyền kiện người lại người làm đơn kiện mình tại toà án. Đây là một trong các quyền quan trịng để bảo đảm quyền tố tụng của bị đơn, đồng thời cũng bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng và toàn diện các yêu cầu của đương sự trong quá trình toà án thực hiện giải quyết các tranh chấp. Vậy quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Khái niệm phản tố là gì?
Phản tố là một trong các quyền lợi cơ bản của bên phía bị đơn (người bị kiện) trong một vụ án dân sự nào đó‚ hiểu một cách đơn giản hơn thì phản tố có nghĩa là người bị kiện được quyền kiện ngược lại người đã làm đơn khởi kiện mình tại tòa án (nguyên đơn).
Người phản tố sẽ nộp đơn phản tố tại tòa án với nội dung có liên quan đến vấn đề đặt ra trong đơn khởi kiện‚ cùng với đơn khởi kiện trước đó của nguyên đơn tòa án sẽ tiếp tục xem xét và đưa ra hướng giải quyết vụ kiện này.
Yêu cầu phản tố là gì?
Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn đưa ra trong vụ án dân sự, đề nghị với Toà án buộc nguyên đơn hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải thực hiện đối với mình.
Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có nguyên đơn kiện bị đơn, Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.
Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự như thế nào?
Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:“Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”.
Nghĩa là sau khi nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Thực chất, việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình (tức là kiện ngược trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau.
Điều kiện về quyền phản tố của bị đơn
Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quyền yêu cầu phản tố của bị đơn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất:Đối tượng của yêu cầu phản tố hướng đến
Đối tượng của yêu cầu phản tố của bị đơn hướng đến chỉ có thể là nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Theo đó, bị đơn không thể có yêu cầu phản tố đối với người mà không phải là đương sự trong vụ án, và cũng không được đưa ra yêu cầu phản tố đối với đồng bị đơn trong vụ án.
Thứ hai: Thời điểm đưa ra quyền yêu cầu phản tố
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thứ ba: Yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Nghĩa là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lậpnếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.
Các trường hợp quyền phản tố của bị đơn được chấp nhận
Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Trường hợp này được hiểu là yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Tức là yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lậplà trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lậpvì không có căn cứ.
Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Khuyến nghị
Công ty Luật sư X- chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự như thế nào? chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho bị đơn trong tố tụng dân sự Quý khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Đừng ngại ngần hãy liên hệ ngay với Luật sư X qua hotline: 0833102102 để cho chúng tôi biết mong muốn và yêu cầu của bạn. Luật sư X rất hân hạnh đón chào quý khách!
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào được đưa ra yêu cầu phản tố khi bị khởi kiện dân sự?
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới
- Đơn đề nghị không khởi tố vụ án mới
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tìm hiểu về tư vấn pháp lý về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp nhanh chóng, uy tín… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Khi đưa ra yêu cầu phản tố, bị đơn cần chú ý những điểm sau:
Yêu cầu phải để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Trên thực tế, tùy vào tính chất của từng vụ việc, từng loại tranh chấp thì yêu cầu phản tố có mức độ phức tạp hơn, do đó, bị đơn phải xác định được chính xác vấn đề để đưa ra yêu cầu phù hợp với vụ việc đó.
Về mặt hình thức, việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc, có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn.
Có thể thấy rằng yêu cầu này có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh chóng hơn nên bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án. Trong trường hợp, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập thì vụ án vẫn được tiếp tục. Khi đó, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập và ra thông báo thay đổi địa vị tố tụng cho đúng với tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.